78 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

3 loại dục vọng nên tránh, kẻo dẫn dụ tai họa

Đối nhân xử thế nhất định phải có chừng mực, ba loại dục vọng dưới đây, nếu như phóng túng quá mức sẽ rất dễ dẫn dụ tai họa…

Người xưa nói: Vạn ác dâm vi thủ – trăm cái ác thì tà dâm là tội đứng đầu. “Dâm” ở đây không phải chỉ là dâm đãng, mà là phóng túng dục vọng một cách quá mức. “Đạo Đức Kinh” cho rằng “quá mức” là sự hình thành của tất cả cái ác, dâm quá chắc chắn sẽ gặp họa, tham dục quá nặng chắc chắn có tai ương.

Yêu tiền quá mức biến thành tham lam

Tư Mã Thiên viết trong “Sử Ký” rằng: “Thiên hạ hy hy, giai vi lợi lại, thiên hạ nhương nhương, giai vi lợi vãng”. Người trong thiên hạ suốt ngày bận rộn bôn ba qua lại, chẳng qua đều là vì lợi ích cả mà thôi.

Trục lợi là bản tính của con người, điều này vốn không đáng trách. Tuy nhiên, nếu như quá tham lam thì chắc chắn là tự mình hại mình.

Có một câu nói như thế này: Làm quan sợ mất chức quan, có tiền sợ tiền bay mất; con người càng sở hữu thứ gì thì lại càng sợ hãi thứ đó. Đây cũng có thể là lý do vì sao chúng ta càng sống lại càng cẩn thận lo sợ, bởi vì chỉ một chút bất cẩn là có thể sẽ mất hết tất cả.

Giống như những gì chúng ta thường thấy, những người có địa vị càng cao, quyền lực càng lớn thì họ lại càng phải giản dị, càng phải trói buộc bản thân mình, bởi vì sai một bước là tất cả những bước đi khác đều sai. Ngược lại những người không có gì trong tay, thì lại sống rất vui vẻ, không phải sao?

Con người sống trên đời nếu như quá tham lam sẽ dễ dàng đánh mất chính mình.

Hãy nhìn xem những quan chức cấp cao từng phạm sai lầm, họ muốn tiền có tiền, muốn quyền có quyền, họ còn thiếu thứ gì chứ? Ở góc độ của chúng ta mà thấy, họ không có điều gì là không thỏa mãn cả.

Nhưng chúng ta phải hiểu là, lòng người không thỏa mãn sẽ tự làm hại mình, họ muốn có nhiều hơn nữa. Dục vọng che mờ đôi mắt của họ, và càng làm mê mờ tâm trí của họ. Những người này đều bị trói buộc bởi dục vọng của chính họ, như vậy thì họ làm sao có thể sống vui vẻ được chứ?

Tiền tài là vật ngoài thân, sống không mang đến, chết không mang theo, cần gì phải tham lam quá mức như vậy chứ? Rơi vào trong ma trận tham lam đồng nghĩa là rơi vào cạm bẫy, khiến bản thân không thể nào tự thoát ra được, vậy thì được không nhiều bằng mất.

Ích kỷ quá mức, ngược lại phải chịu thiệt

Có người nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này là cách mô tả cực đoan về sự ích kỷ của con người. Tuy nhiên, ích kỷ lại là một cái bẫy rất lớn.

Người tự cho rằng mình là thông minh thì sẽ nhận định rằng không vì mình là ngốc nghếch, vì vậy mới làm chuyện xấu. Còn người có trí tuệ thì đã nhìn thấu suốt mọi việc, sống không vì mình thì chỉ chịu thiệt ở trước mắt, là những cái thiệt thòi nhỏ, nhưng lại nhận được những lợi ích to lớn hơn về sau.

blank
Ảnh: Pixabay.

Lão Tử sớm đã hiểu rõ đạo lý “hữu vô tướng sinh”, “vi vô vi, tắc vô bất vi”, không vì lợi ích của chính mình, thật ra ở một mức độ nhất định nào đó lại chính là vì lợi ích của chính mình.

Vô vị kỷ trong một mức độ nào đó chính là ích kỷ, người chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình chắc là sẽ không hiểu thông suốt được điểm này, đến cuối cùng họ vẫn sẽ không hiểu được, tại sao cả đời mình chưa từng chịu thiệt lần nào, nhưng cũng chưa từng có được một món hời nào cả.

Có câu vật cực tất phản, nếu như làm người mà quá ích kỷ, thì đó không phải là đang mở đường cho cuộc đời mình, mà là tự chặt đứt con đường phía trước của mình.

Ích kỷ sẽ khiến con người ta từng bước tách rời khỏi đám đông, khỏi cộng đồng. Khi tất cả mọi người đều biết bạn chỉ nghĩ cho lợi ích của chính mình, thì còn có ai bằng lòng tiếp tục hợp tác với bạn, và có bao nhiêu người bằng lòng kết giao thật lòng với bạn chứ?

Đố kỵ quá mức thậm chí còn khiến người ta lấy oán báo ơn

Người xưa nói: “Tâm bị ô nhiễm, không thích người khác vinh quang, nên gọi là tật đố”. Tật đố (ganh tỵ) là một con dao, nếu không cắm vào tim của người khác thì chính là cắm vào thân thể của chính mình.

Có một số người bẩm sinh đã thích đố kỵ, không thích người khác được hạnh phúc tốt đẹp, thậm chí có khi còn lấy oán báo ơn.

Vào những năm Ung Chính có một người tên Bạch Thái Quan, được mọi người gọi là một trong “Giang Nam bát hiệp”, sau khi ông thành danh, vì rời xa quê nhà nhiều năm, nên ông luôn xem tứ hải là nhà.

Có một năm, ông quay trở về quê nhà, vì đã quá lâu không về nên ông không còn nhớ đường đi nữa, ông hỏi đường một đứa bé đang luyện võ ở gần đó, đứa bé vui vẻ chỉ đường cho ông. Lúc sau ông quay lại nhìn kỹ đứa bé, bất giác toàn thân chấn động, chỉ thấy đứa bé tung chưởng đến đâu thì nơi đó sáng rực ánh lửa đến đó.

Bạch Thái Quan nghĩ thầm: “Tuổi còn nhỏ mà võ công đã kinh người như vậy, sau này lớn lên chắc chắn sẽ vượt mặt ta”.

Thế là, dưới sự xúi giục của lòng đố kỵ mãnh liệt, ông dùng một chưởng đánh chết đứa bé.

Đứa bé chỉ nói một câu trước khi tắt thở, khiến Bạch Thái Quan lạnh toát toàn thân, tứ chi rụng rời, hối hận không còn kịp. Đứa bé nói: “Cha ta là Bạch Thái Quan nhất định sẽ tìm ông báo thù”.

Thật ra, bất cứ người nào cũng đều có thể trở nên ác độc, chỉ cần anh ta từng nếm thử cái gọi là đố kỵ. Cũng giống như một người đố kỵ một người khác, nhưng lại hận bản thân không thể biến thành “con thú hút máu”. Đây là mặt đen tối nhất, ngu xuẩn nhất trong nhân tính của con người.

Con người sống trên đời này, quan trọng nhất là phải điều chỉnh tốt tâm thái của mình, nhìn thấy người khác tốt đẹp, tuyệt đối không được sinh lòng đố kỵ, phải tri ơn đồ báo, dùng một trái tim bao dung để yêu mọi thứ trên đời này.

“Đạo Đức Kinh” có nói: “Hàm đức chi hậu, bỉ vu xích tử”, câu này có nghĩa là: Người có hàm dưỡng đạo đức thâm sâu, giống như trẻ sơ sinh vừa lọt lòng.

Một thánh nhân đích thực là một người có nội tâm trong sáng không tỳ vết, giống như một đứa bé vừa mới sinh ra, chân thành thuần khiết, ngay thẳng sạch sẽ. Con người khi mới sinh ra vốn dĩ là thuần khiết không tỳ vết, nhưng vì càng trưởng thành càng có quá nhiều dục vọng không thể khỏa lấp, mới dẫn đến bi kịch của cuộc đời.

Thật ra, một kiếp người không cần phải đại phú đại quý, chỉ cần vui vẻ hạnh phúc là được.

Cuộc sống còn lại sau này của chúng ta, chỉ cần làm trong sáng cái tâm của mình, luôn trau dồi phẩm đức, tránh được cạm bẫy của những dục vọng này thì đã là có phúc rồi.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất