74 F
San Jose
Friday, September 29, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

4 lần bầu cử Tổng thống Mỹ gây tranh cãi nhất trong lịch sử

blank
Những người ủng hộ TT Trump bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ với tấm biển tố cáo gian lận trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ (ảnh: Reuters).

Mỗi lần bầu cử Tổng thống Mỹ hầu như đều chạm đến đến tâm can của người dân trên khắp thế giới, và bầu cử Tổng thống Mỹ hiện tại thậm chí còn hơn thế. Năm nay xảy ra tình trạng gian lận phiếu bầu, tuyên truyền lừa gạt, những âm mưu đen tối lần lượt xuất hiện. Rốt cuộc chiến thắng sẽ thuộc về ai, trước mắt vẫn chưa thể thấy được kết quả cuối cùng.

Kỳ thực, trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, cũng đã có mấy lần bầu cử rung chuyển thời cuộc, không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nước Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới, theo Vision Times.

Bài viết này sẽ nói sơ qua về mấy lần bầu cử tổng thống nổi tiếng này.

Năm 1824: Andrew Jackson vs John Quincy Adams

Cuộc tổng tuyển cử năm 1824 là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, mà Hạ viện cuối là nơi cuối cùng quyết định ai là Tổng thống Hoa Kỳ. Có 4 ứng cử viên chạy đua trong cuộc bầu cử đó, tất cả họ đều thuộc cùng một chính đảng — Đảng Dân chủ-Cộng hòa (Democratic-Republican Party), khác với Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ hiện nay.

Họ bao gồm:

1. Andrew Jackson

2. John Quincy Adams

3. William Crawford

4. Henry Clay

Kết quả kiểm phiếu,  Andrew Jackson đã chiến thắng, giành được đa số phiếu cử tri và phiếu cử tri đoàn. Tuy nhiên, số phiếu cử tri đoàn mà ông giành được ít hơn 32 phiếu so với số phiếu cần thiết để được bầu làm Tổng thống.

Căn cứ theo quy định của hiến pháp, trong trường hợp này, Hạ viện bỏ phiếu sẽ quyết định, Hạ viện chỉ được bỏ phiếu cho ba ứng cử viên có nhiều phiếu nhất. Do đó, Henry Clay, người có ít phiếu bầu nhất vào thời điểm đó nên bị loại. Lúc đó Henry Clay đang là Chủ tịch Hạ viện.

Sau khi Hạ viện bỏ phiếu, John Quincy Adams cuối cùng đã được bầu làm Tổng thống. Trên thực tế, Andrew Jackson nhận được phiếu Đại cử tri nhiều hơn John Quincy Adams. Andrew Jackson nhận 99 phiếu, trong khi John Quincy Adams chỉ nhận được 84 phiếu.

Năm 1860: Abraham Lincoln và John Breckinridge 

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1860 được xem là lần tranh chấp kịch liệt nhất, chia rẽ nghiêm trọng nhất và xung kích lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vào ngày 6/11/1860, Abraham Lincoln đánh bại ứng cử viên Stephen A. Douglas, ứng viên đảng Dân chủ miền Nam John C. Breckenridge và ứng viên Liên bang lập hiến John Bell, trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

Khi đó, Lincoln nhận được tổng cộng 1.866.452 phiếu bầu, Douglas 1.376.957 phiếu bầu, Breckenridge 849.781 phiếu bầu, và Bell 588.789 phiếu bầu. Khi đó tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 82,2%. Lincoln đã giành được 40% số cử tri, để từ đó trở thành vị Tổng thống đầu tiên đến từ đảng Cộng hòa.

Mặc dù Lincoln chỉ giành được đa số phiếu trong các cuộc bầu cử phổ thông, nhưng ông lại giành được chiến thắng mang tính quyết định bởi lá phiếu của cử tri đoàn: ông giành được 180 phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông chỉ giành được tổng cộng 123 phiếu. Các đối thủ của Lincoln đã áp dụng chiến lược kết hợp số phiếu bầu ở New York, tiểu bang New Jersey và tiểu bang Rhode Island, nhưng nếu họ áp dụng chiến lược này ở tất cả các tiểu bang, Lincoln vẫn sẽ giành được chiến thắng với đa số phiếu của cử tri đoàn.

Cuộc bầu cử năm 1860 sở dĩ được coi là lần bầu cử có tính tranh chấp gay gắt nhất, chia rẽ nghiêm trọng nhất và có tác động lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nguyên nhân chủ yếu  là do xã hội Hoa Kỳ lúc bấy giờ có vấn đề về việc có nên xóa bỏ chế độ nô lệ người da đen hay không, dẫn đến chia rẽ trầm trọng giữa hai miền nam bắc nước Mỹ.

Việc ông Lincoln đắc cử đã khiến bảy tiểu bang có nô lệ ở miền nam Hoa Kỳ quyết định độc lập, tách khỏi Liên minh và thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Lúc đầu, ông dùng thái độ khuyên giải, nhưng hai bên đều khá cứng rắn về vấn đề chế độ nô lệ, không có chỗ cho sự nhượng bộ hay hòa giải, vì vậy, Tổng thống Lincoln đã quyết định nam tiến tấn công Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, thống nhất nước Mỹ và giải phóng nô lệ. Vì vậy, ông được ca ngợi là “Tổng thống của tự do” và nhận được sự kính ngưỡng của mọi người.

Năm 1876:  Samuel J. Tilden vs  Rutherford B. Hayes

Cuộc bầu cử năm 1876 trực tiếp gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp và “Thỏa hiệp 1877” là tái thiết miền nam.

Năm 1876, nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, mâu thuẫn giữa phe ôn hòa và phe cấp tiến ngày càng gia tăng khiến mọi nỗ lực tái thiết đất nước bị đình trệ.

Trong cuộc bầu cử lần này, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tuyên bố rằng các ứng cử viên của họ đã giành chiến thắng ở các tiểu bang Florida, Louisiana và Nam Carolina. Do đó, đảng Cộng hòa đã từ chối chấp nhận các phiếu cử tri đoàn của ba tiểu bang đó. Ở tiểu bang Oregon, ứng cử viên trong thành viên cử tri đoàn cũng nảy sinh tranh cãi. Rất nhiều nguyên nhân khiến ứng cử viên Samuel J. Tilden cuối cùng không thể thắng được chỉ vì thiếu một phiếu bầu cử tri đoàn.

Tranh cãi khi đó là trong khoảng 20 lá phiếu. Cử tri đoàn khi đó có đại diện của 4 tiểu bang đã vắng mặt, Hạ viện bị hoãn lại, do đó, Quốc hội phải thành lập Ủy ban bầu cử liên bang gồm hai đảng (FEC) với các thành viên bao gồm hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ và thẩm phán Tòa án tối cao.

Kết quả là 185 lá phiếu đã giúp ông Rutherford B. Hayes chiến thắng Samuel J. Tilden với 184 lá phiếu, ông Hayes đã trở thành Tổng thống thứ 19 của Mỹ. Kết quả này được gọi là “Thỏa hiệp 1877.”

Năm 2000: George W Bush vs  Al Gore

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2000, vì những tranh chấp trong việc kiểm phiếu ở tiểu bang Florida, vụ kiện được đưa lên Tòa án tối cao và thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng, đến bây giờ nó vẫn được gọi là cuộc chiến sau bầu cử.

Vào thời điểm đó, kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn là 267 phiếu cho Al Gore – ứng cử viên đảng Dân chủ và 246 phiếu cho George W Bush – ứng cử viên đảng Cộng hòa. Kết quả,  25 lá phiếu cử tri đoàn tại tiểu bang Florida trở thành chìa khóa quyết định thắng bại của hai ứng cử viên.

Hai người cạnh tranh gay gắt ở tiểu bang Florida. Lúc này, một số vấn đề trong quá trình bỏ phiếu lại nổi lên và trở thành tâm điểm tranh cãi trong khâu kiểm phiếu.

Trong đó có hai vấn đề kỹ thuật không rõ ràng: Cái gọi là “phiếu treo “(hanging chad), tức là lá phiếu không được đục lỗ hoàn toàn, còn sót lại các lỗ chưa được đục hết, cần phải có nhân viên kiểm tra và thẩm duyệt thủ công, vấn đề còn lại chính là lá phiếu mà mỗi địa phương tự mình thiết kế, cái gọi là ” “Lá phiếu bướm” (butterfly ballot), đã gây nhầm lẫn cho cử tri khi đi bỏ phiếu. Trên các lá phiếu bướm có in tên các ứng cử viên của hai đảng ở hai bên, có đục lỗ ở giữa. Vì thế phải kiểm lại phiếu lần nữa. 

Ngày 26/11/2000, chính phủ Liên bang tuyên bố rằng, ông George W Bush đã giành chiến thắng với số phiếu bầu lớn hơn 537 phiếu.

Phe cánh của ông Al Gore không phục và yêu cầu tiếp tục tái kiểm phiếu ở một số quận. Họ đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao Florida. Tòa án ủng hộ ông Al Gore. Nhưng ông George W Bush đã kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Các thẩm phán liên bang đã bỏ phiếu vào ngày 12/12/2000, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống đã lật đổ phán quyết của tòa án Florida, chấm dứt việc kiểm phiếu lại.

Trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 18 tháng 12, chỉ một đại cử tri đã bỏ phiếu chống lại ông Gore. Cuối cùng, ông Bush con đã nhận được 271 phiếu đại cử tri và ông Gore đã nhận được 266 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, số phiếu cử tri ông nhận được lại ít hơn 500.000 phiếu so với ông Al Gore.

Kể từ đó, những lá phiếu đục lỗ đã được bãi bỏ để không lặp lại những sai lầm cũ.

Đến với cuộc tổng tuyển cử năm 2020 năm nay, một vấn đề kỹ thuật mới đã được đặt ra: “lá phiếu trần”. Cái gọi là vấn đề “bỏ phiếu trần” bắt nguồn từ việc bỏ phiếu qua bưu điện do đảng Dân chủ thúc đẩy. TT Trump đã luôn phản đối việc bỏ phiếu qua thư, ông tin rằng điều đó sẽ tạo cơ hội cho đảng Dân chủ “đánh cắp Nhà Trắng.”

Sự thật đúng là như vậy. Hiện tại, ngày bỏ phiếu đã kết thúc được vài ngày, nhưng các vấn đề gian lận, lừa dối liên tục xuất hiện ở các tiểu bang chiến địa là: Georgia, Pennsylvania, Nevada, Arizona và Michigan. Đội Chiến dịch tranh cử của Trump, đã bắt đầu các thủ tục pháp lý, khởi kiện đảng Dân chủ lên Tối cao Pháp viện về các hành vi dối gạt cử tri và gian lận bầu cử.

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất