50.5 F
San Jose
Thursday, May 11, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Bà Aung San Suu Kyi có thể bị truy tố vì tội ác chống lại nhân loại

Các luật sư Úc đã đệ đơn kiện chống lại nhà lãnh đạo Myanmar vì đàn áp người Hồi giáo Rohingya khi bà tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Sydney, The Guardian đưa tin.

Các luật sư ở Melbourne đã đưa ra một đơn kiện truy tố với tính cá nhân chống lại nhà lãnh đạo thực tế tại Myanmar, bà Aung San Suu Kyi. 

Đơn kiện truy tố mang tính cá nhân phải đối mặt với những rào cản đáng kể đối với việc tiếp tục tố tụng – một vụ kiện pháp lý phổ quát ở Úc đòi hỏi sự đồng ý của Tổng Chưởng lý.

Bà Aung San Suu Kyi là Cố vấn nhà nước và là nhà lãnh đạo thực tế của chính quyền Myanmar, bị buộc tội thực hiện tội ác chống lại loài người thông qua việc trục xuất hoặc chuyển giao dân số trong bằng vũ lực và lạm dụng nhân quyền trong nội bộ Myanmar

Hơn 650.000 người Rohingya đã vượt biên giới sang Bangladesh từ tháng 8,  trốn chạy khỏi bạo lực có tổ chức từ quân đội, bao gồm giết người, hãm hiếp, và cố ý phóng hỏa làng mạc.

Ông Ron Merkel QC, luật sư Melbourne và là cựu thẩm phán tòa án liên bang, luật sư quốc tế Marion Isobel và Raelene Sharp, và luật sư nhân quyền Sydney, Alison Battisson và Daniel Taylor, đã nộp đơn xin điều tra với tư cách cá nhân tại tòa án Melbourne vào cuối ngày thứ Sáu (16/3).

Đơn này đang được toà án đánh giá và sẽ phản hồi vào tuần tới. Một yêu cầu chính thức cũng đã được gửi đến văn phòng của Tổng Chưởng lý là ông Christian Porter, yêu cầu ông xem xét chấp thuận cho tiến trình truy tố.

Một tuyên bố của nhóm luật sư cho biết đã có những “báo cáo nhân chứng đáng tin cậy và rộng khắp”… về những tội ác có phạm vi rộng lớn và hệ thống của các lực lượng an ninh Myanmar đối với nhóm Hồi giáo người Rohingya. Việc này bao gồm các vụ giết người ngoài hành pháp, mất tích, bạo lực, hãm hiếp, giam giữ trái phép, phá hoại tài sản và làng mạc. Bà Suu Kyi phủ nhận những sự kiện này đã xảy ra.

“Người ta cáo buộc bà Suu Kyi đã thất bại trong việc sử dụng vị thế và quyền lực của mình. Như vậy cho phép các lực lượng an ninh Myanmar trục xuất và cưỡng bức người Rohingya ra khỏi nhà”.

Bà Aung San Suu Kyi – người đoạt giải Nobel Hòa bính năm 1991 – có hình ảnh trước công chúng bị lu mờ bởi bà không sẵn lòng lên án công khai những hành động tàn bạo của quân đội đối với người Rohingya. Bà đang trong chuyến thăm Úc để tham gia hội nghị Cấp cao đặc biệt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Úc, do chính phủ liên bang tổ chức ở Sydney.

Bà nói rất ít về cuộc khủng hoảng Rohingya ở bang Rakhine, Myanmar và từ chối sử dụng từ Rohingya. Trong bài phát biểu vào tháng 9 năm ngoái, bà nói rằng bạo lực mới nhất ở Rakhine gây ra bởi những cuộc tấn công vào các tiền đồn quân sự.

“Chính phủ Myanmar không có ý định đổ lỗi hay chối bỏ trách nhiệm. Chúng tôi lên án mọi vi phạm nhân quyền và bạo lực bất hợp pháp”, bà nói.

Úc chính thức thừa nhận nguyên tắc về thẩm quyền phổ quát, cho phép các cơ quan có thẩm quyền của Úc thẩm vấn các cáo buộc về các tội phạm hình sự nghiêm trọng nhất theo luật quốc tế, như diệt chủng, tội ác chiến tranh, và các tội ác chống lại nhân loại, bất kể quốc tịch của người bị buộc tội hay địa điểm nhận tội.

Có một tiền lệ quốc tế. Nhà độc tài Chile Augusto Pinochet, bị bắt tại London dưới thẩm quyền phổ quát. Ông bị quản thúc tại gia nhưng không bị xét xử.

Nhưng có những cân nhắc ngoại giao với việc truy tố các nhà lãnh đạo nước ngoài. Cũng như công lý về thẩm quyền phổ quát đòi hỏi sự chấp thuận của luật sư để tiến hành xét xử tại Úc. Khó có thể tin rằng chính phủ mời bà Aung San Suu Kyi đến nước này sau đó cho phép truy tố bà.

Một phát ngôn viên của Tổng Chưởng lý nói với Guardian: “Chúng tôi chưa được thông báo về bất cứ hành động nào như vậy và nếu có, chúng tôi sẽ không bình luận về vấn đề nào đó trước tòa án”.

Gần như chắc chắn sẽ có tranh cãi về việc liệu bà Aung San Suu Kyi, với tư cách là Cố vấn của nhà nước, có được miễn trừ khỏi bị truy tố.

Bà Aung San Suu Kyi không phải là người đứng đầu nhà nước Myanmar, vị trí này do Tổng thống Htin Kyaw nắm giữ – nhưng  trên thực tế bà Aung San Suu Kyi là vị lãnh đạo của chính phủ. Bà cũng là Ngoại trưởng, một vị trí thường được miễn truy tố.

Liên Hợp Quốc cho biết tuần này cuộc bức hại có hệ thống đối với dân tộc thiểu số Rohingya và tôn giáo thiểu số ở bang miền Tây Rakhine mang “dấu hiệu của nạn diệt chủng”.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Sydney, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ông sẽ nêu vấn đề với bà Aung San Suu Kyi trong cuộc họp song phương của ông.

Trên cảng Sydney, bên cạnh trung tâm tổ chức hội nghị, tổ chức Ân xá cho treo băng rôn phản đối “Myanmar hãy dừng thanh trừng sắc tộc” trên một con thuyền.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất