55.1 F
San Jose
Saturday, September 23, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Báo cáo: Truyền thông Hoa ngữ ở Úc tự kiểm duyệt do lo sợ bị Bắc Kinh trả đũa

blank

Ứng dụng WeChat được nhìn thấy trên một chiếc điện thoại thông minh vào ngày 13/07/2021. (Ảnh: Dado Ruvic/Reuters) Trung Quốc

Các tập đoàn truyền thông Hoa ngữ ở Úc chủ động tự kiểm duyệt vì lo ngại nhân viên, và thân quyến có thể phải đối mặt với hành động trả đũa từ Bắc Kinh.

Một người chủ sở hữu doanh nghiệp truyền thông nói với Viện Lowy có trụ sở tại Sydney, “Các nhân viên của chúng tôi ở Trung Quốc và Úc đến từ Trung Quốc đại lục; thân nhân của họ đều ở Trung Quốc. Mặc dù thực tế là một số người trong số họ có quốc tịch Úc hoặc thẻ thường trú ở đây.”

“Những chủ đề nhạy cảm về mặt chính trị hoặc những lời chỉ trích chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ đẩy các nhân viên của chúng tôi hoặc thân nhân của họ vào tình thế nguy hiểm. Chúng tôi không muốn họ hoặc gia đình họ bị giam giữ ở Trung Quốc.”

Báo cáo “Translating Tension: Chinese-Language Media in Australia” (tạm dịch: Căng thẳng về dịch thuật: Truyền thông Hoa ngữ ở Úc) đã giám định hơn 500 tin tức và phỏng vấn các giám đốc điều hành tại ba tập đoàn truyền thông lớn của Trung Quốc là Úc Châu Nhật báo (Daily Chinese Herald), Media Today và Úc Châu Tân báo (Australian Chinese Daily).

Phần lớn nội dung tin tức được dịch từ các phương tiện truyền thông Anh ngữ, với sự đóng góp của các dịch giả ở Úc, cũng như [ở] Trung Quốc, Hồng Kông, và Đài Loan.

Báo cáo cho thấy, “Việc tự kiểm duyệt vượt ra ngoài quyết định cá nhân của các nhà điều hành truyền thông lo sợ cho sự an toàn của họ và cho gia đình họ. Điều đó đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các quy trình quản lý rủi ro của các tổ chức truyền thông.”

Đối với tập đoàn truyền thông Úc Châu Nhật Báo và Media Today, phần lớn nội dung của họ được phát hành đến Trung Quốc đại lục thông qua các ứng dụng tin tức, trang web và ứng dụng truyền thông xã hội WeChat của Trung Quốc.

Những lời chỉ trích đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tiết chế và xoa dịu do lo ngại điều đó có thể chiêu dẫn “hành động phạt cảnh cáo” như xóa bỏ nội dung, đình chỉ các trang web hoặc tài khoản WeChat, hoặc chặn hoàn toàn trang web và ứng dụng của họ ở Trung Quốc.

Báo cáo cho biết thêm: “Những hành động trả đũa như thế gây ra thiệt hại tài chính đáng kể.”

Trong khi những bên được phỏng vấn thừa nhận quá trình tự kiểm duyệt đã diễn ra, họ nhấn mạnh rằng điều đó không có nghĩa là liên kết chính trị với ĐCSTQ.

“Tôi nghĩ chúng ta cần nhận thức rõ người Trung Quốc, đất nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và đảng chính trị của Trung Quốc. Chúng tôi yêu mến người dân Trung Quốc, và chúng tôi là một phần của nền văn hóa này. Nhưng chúng tôi không nhất thiết tán đồng với bất kỳ hành động chính trị hay ý thức hệ nào,” một người được phỏng vấn nói.

Hiện tại, có hơn 1.2 triệu người Hán sống ở Úc, chiếm khoảng 4% tổng dân số, theo dữ liệu Điều tra dân số năm 2016.

Tuy nhiên, mối quan tâm về ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các tập đoàn truyền thông Trung Quốc có trụ sở tại địa phương vẫn còn dai dẳng khôn nguôi.

Vào tháng 08/2020, Quyền Bộ trưởng Nhập cư đương thời, ông Alan Tudge đã cảnh báo rằng “thông tin hoặc tuyên truyền ác ý” có thể được lan truyền thông qua các cơ quan truyền thông sắc tộc do các tác nhân nhà nước “kiểm soát hoặc tài trợ.”

Một báo cáo tiếp theo từ tháng 12/2020 cho biết khoảng một nửa trong số 24 hãng truyền thông Hoa ngữ lớn nhất của Úc có móc nối với Bắc Kinh.

Những người điều hành của 12 hãng thông tấn này từng là thành viên của các tổ chức được kiểm soát bởi Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, cơ quan thâm nhập hải ngoại hàng đầu của Bắc Kinh. Đồng thời, bốn hãng tin [trong số đó] thuộc sở hữu trực tiếp hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ ĐCSTQ.

Một ví dụ, cũng được đề cập trong báo cáo của Viện Lowy, là tập đoàn Media Today, vốn sở hữu nền tảng tập trung vào Sydney, tên là Sydney Today, có khoảng 670,000 người theo dõi vào năm 2019.

Người đồng sáng lập Media Today, ông Stan Chen, trước đây đã được liệt kê là phó chủ tịch của Hội đồng Úc về Thúc đẩy Tái thống nhất Hòa bình của Trung Quốc (ACPPRC) cho đến năm 2018.

Trong những năm gần đây, cựu chủ tịch của Hội đồng ACPPRC, ông Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo) đã thường xuyên đưa ra những tiêu đề về các vụ bê bối quyên góp chính trị và sự sụp đổ của cựu Thượng nghị sĩ Sam Dastyari. ACPPRC cũng được câu kết với một cơ quan do Mặt trận Thống nhất kiểm soát.

Media Today đã tích cực kiểm duyệt và xóa nội dung tin tức của họ, đặc biệt là về các cuộc điều tra can thiệp từ ngoại quốc của các cơ quan an ninh Úc, và Pháp Luân Công, môn thực hành thiền định bị Trung Cộng đàn áp.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất