72.9 F
San Jose
Sunday, September 24, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Bệnh nhân COVID-19 tử vong ở Việt Nam tăng vọt

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tối 19 Tháng Bảy, Bộ Y Tế CSVN đã công bố thêm 80 ca tử vong do COVID-19, trong đó có 70 ca ở Sài Gòn.

Như vậy, tổng số ca tử vong kể từ đầu năm 2020 đến nay là 334 người. Riêng tại Sài Gòn, tính từ đầu Tháng Sáu đến nay đã ghi nhận trên 200 ca.

blank
Điều trị bệnh nhân COVID-19 đang là mối lo ngại lớn nhất của giới chức Sài Gòn. (Hình: Duy Hiệu/Zing)

Báo VNExpress cho hay làm việc vào trưa cùng ngày với ông Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN, ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y Tế, nhận định thời gian tới “số bệnh nhân COVID-19 gia tăng, kéo theo tỷ lệ bệnh nhân nặng và tử vong cũng tăng.”

Tin cho biết, nguyên nhân số bệnh nhân tử vong tăng mạnh ở Sài Gòn là do ngoài việc số lượng bệnh nhân đông, hiện thành phố này đang “vỡ” hệ thống y tế vì thiếu bác sĩ, thiếu trang thiết bị y tế và xe cấp cứu trầm trọng.

Tại bệnh viện Dã Chiến Số 3 đang điều trị gần 2,100 bệnh nhân, các bác sĩ vừa đo mạch, huyết áp, nồng độ oxy trong máu, hỗ trợ cho thở oxy cho người bệnh nặng, vừa gọi xe cấp cứu chuyển bệnh tới cơ sở điều trị COVID-19 tuyến trên. Nhưng hơn 10 phút sau, xe mới có mặt do “đang trên đường chuyển F0 từ khu cách ly tập trung về bệnh viện và ngược lại.”

“Ngày nào chúng tôi cũng trải qua những tình huống thót tim như vậy. Bệnh viện chỉ có hai xe cấp cứu trong khi mỗi ngày có từ 7 đến 10 ca trở nặng phải chuyển đi,” Bác Sĩ Trần Văn Khanh, giám đốc bệnh viện Dã Chiến Số 3, nói.

Theo Bác Sĩ Khanh, hai xe cấp cứu vừa có nhiệm vụ “khẩn” là vận chuyển người trở nặng, song còn phải đón F0 từ khu cách ly tập trung về; chuyển bệnh nhân giữa các khu; chuyển mẫu xét nghiệm, trang thiết bị vật tư y tế… nên dù hoạt động 24/24h vẫn không thể hết việc.

“Chúng tôi đã đề nghị mua thêm xe cấp cứu nhưng tình hình dịch nghiêm trọng thế này, bệnh viện nào cũng thiếu, sẽ rất khó,” Bác Sĩ Khanh ch biết.

Tương tự, bệnh viện Dã Chiến Điều Trị COVID-19 Số 1 có khoảng 4,500 bệnh nhân, song cũng chỉ có hai xe cấp cứu. Bốn tài xế luân phiên lái suốt ngày đêm không nghỉ.

Bác Sĩ Nguyễn Thành Tâm, trưởng Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, cho biết mỗi ngày bệnh viện có từ 15 đến 30 F0 “bất ngờ chuyển nặng.” Nhiều lần xảy ra tình huống xe cấp cứu vừa rời khỏi, đưa bệnh nhân lên tuyến trên, thì có bệnh nhân khác tiếp tục trở nặng. Xe không thể quay lại nên bệnh nhân buộc phải chờ. Để tiết kiệm thời gian, bác sĩ sắp xếp từ hai đến ba bệnh nhân đi chung một xe “nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, vì theo quy định mỗi xe chỉ được chuyển một bệnh nhân.”

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại bệnh viện Dã Chiến Điều Trị COVID-19 Cần Giờ. Bác Sĩ Lê Mạnh Hùng, giám đốc bệnh viện, cho biết trước nay chỉ có mỗi chiếc xe cấp cứu cũ đã hơn 10 năm tuổi, không thể để trang thiết bị y tế cần thiết khi cấp cứu cho người bệnh nặng, nên chỉ dùng chuyển các ca F0 suy hô hấp, hỗ trợ thở oxy.

“Với người bị nặng hơn, chúng tôi buộc phải liên hệ và chờ đợi hỗ trợ từ Trung Tâm Cấp Cứu 115,” Bác Sĩ Hùng nói.

Tuy nhiên, xe của Trung Tâm Cấp Cứu 115 cũng đang hoạt động hết công suất, quãng đường từ trung tâm thành phố xuống tới Cần Giờ đến 60, 70 cây số, phải mất từ hai đến giờ.

“Với bệnh nhân nặng, phải chờ đợi lâu như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian vàng can thiệp điều trị, ” Bác Sĩ Hùng cho biết thêm.

Theo báo Tuổi Trẻ, xe cấp cứu tại Sài Gòn hiện nay ưu tiên vận chuyển người bệnh “có triệu chứng nặng hoặc nguy kịch” đến các bệnh viện điều trị Covid-19, bệnh viện hồi sức chuyên sâu như bệnh viện Trưng Vương, Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt Đới…

Chiều 19 Tháng Bảy, Ban Tuyên Giáo Thành Ủy kết hợp với Sở Thông Tin Và Truyền Thông ở Sài Gòn tổ chức họp báo thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên thành phố.

Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoài Nam, phó giám đốc Sở Y Tế, cho biết hiện thành phố có khoảng 30,000 ca nhiễm; tiếp tục triển khai thêm nhiều khu tiếp nhận, điều trị F0, dự trù cho 60,000 ca nhiễm. Nhiều bệnh viện dã chiến đang trong thời gian xây dựng mới tại huyện Bình Chánh.

Về trang thiết bị, ông Nam cho biết thành phố “cơ bản có đủ máy thở và thiết bị ECMO” cho công tác điều trị.

“Đối với máy thở giai đoạn hiện nay, thành phố ổn. Thiết bị ECMO tiếp tục được đầu tư mua mới cùng sự tài trợ của các doanh nghiệp nên cũng đủ,” ông Nam nói.

blank
Sài Gòn hiện thiếu xe cấp cứu trầm trọng để đưa bệnh nhân F0 đến các bệnh viện dã chiến. (Hình: Nguyễn Thành Tâm/VNExpress)

Giải thích việc trước đó có tin thành phố thiếu máy thở trầm trọng, ông Nam cho biết ngành y tế đã trang bị cho các bệnh viện dã chiến các bình oxy, nếu bệnh nhân từ không có triệu chứng chuyển sang có triệu chứng thì thở oxy và chuyển lên tuyến trên điều trị.

“Do đó, bệnh viện dã chiến không phải là nơi cần máy thở, máy thở sẽ tập trung ở bệnh viện tuyến cuối để điều trị. Ngành y tế hiện đã trang bị bốn bình oxy cao áp với 12 tấn oxy/bình, để mỗi bệnh viện dã chiến có oxy đầy đủ. Ngành y tế cũng phân bổ 180 bình oxy về các quận huyện,” ông Nam giải thích.

Sau 10 ngày áp dụng “Chỉ Thị 16,” số ca nhiễm COVID-1 mới mỗi ngày tại Sài Gòn vẫn liên tục tăng, với 34,465 ca tính đến tối 19 Tháng Bảy.

NGUOIVIET ONLINE NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất