48 F
San Jose
Wednesday, May 10, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Bộ trưởng Quốc phòng: Úc sẽ không đầu hàng Bắc Kinh

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton đã tuyên bố rằng nước này sẽ không từ bỏ chủ quyền để xoa dịu Bắc Kinh sau khi Trung Cộng phẫn nộ vì bang Victoria hủy bỏ thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Bộ trưởng Quốc phòng Úc
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton trả lời giới báo chí trước Đài tưởng niệm Chiến tranh Subiaco ở Perth, Úc hôm 19/04/2021. (Ảnh: AAP Image/Richard Wainwright)

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng đe dọa sẽ trả đũa nếu Úc không rút lại quyết định đó.

“Chúng ta sẽ không thỏa hiệp các giá trị của chúng ta. Chúng ta sẽ không từ bỏ chủ quyền của chúng ta,” ông Dutton nói với Nine News hôm thứ Sáu (23/04).

“Chúng ta đang đứng lên để bảo vệ nhân phẩm của mình. Chúng ta có các mối bang giao rất quan trọng với nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, nhưng chúng ta sẽ không thỏa hiệp với các nguyên tắc của Trung Cộng.”

Ông Dutton cũng nhắm vào chế độ Trung Cộng về việc chế độ này đã xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông và thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào Úc.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc
Hình ảnh một trong các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 21/05/2015. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ/Phát bởi Reuters)

“Tất cả đó không phải là hành động của một người bạn,” ông nói.

“Chúng ta cần chắc chắn rằng đúng là chúng ta đã có một mối quan hệ thương mại quan trọng, nhưng Trung Quốc cùng những nước khác cần hiểu rằng Úc sẽ không bị bắt nạt.”

Vào tối thứ Tư (21/04), Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne đã tuyên bố hủy bỏ bốn thỏa thuận đã ký giữa bang Victoria với các nước ngoài, bao gồm Iran, Syria và Trung Quốc.

“Tôi xét thấy bốn thỏa thuận này mâu thuẫn với chính sách đối ngoại của Úc hoặc là có hại cho quan hệ đối ngoại của chúng ta,” bà Payne nói.

Hai trong số những thỏa thuận này đã được ký kết giữa Thủ hiến Victoria đương thời, ông Daniel Andrews, và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Bắc Kinh.

Thỏa thuận bị hủy bỏ đầu tiên là Biên bản Ghi nhớ được ký vào năm 2018, trong đó Victoria cam kết thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trong Khuôn khổ Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa của Bắc Kinh và Sáng kiến ​​Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21, thường được gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Thỏa thuận bị cắt bỏ thứ hai được ông Andrews ký vào năm 2019. Thỏa thuận thứ ba lẽ ra được ký vào năm 2020 nhưng đã không xảy ra.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews nói chuyện với giới truyền thông tại Melbourne, Úc, hôm 16/02/2021. (Ảnh: Darrian Traynor/Getty Images)

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã chỉ trích hành động này, cho rằng hành động này là “vô lý và khiêu khích,” đồng thời, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Cộng Vương Văn Bân cũng thúc giục Úc rút lại quyết định này, nếu không Bắc Kinh sẽ có hành động đáp trả cương quyết.” 

Phó Lãnh tụ Đối lập Liên bang Richard Marles cho biết Úc cần phải bảo vệ các giá trị của mình nhưng chỉ trích cách tiếp cận trong chính sách đối ngoại của chính phủ, nói rằng họ cần “xử sự một cách lý trí.”

“Tuy nhiên, đó là một mối quan hệ gay go, và nó cần được giải quyết đúng cách,” ông nói.

“Quý vị cần xử sự một cách lý trí khi nói đến chính sách đối ngoại. Đây không phải là cái gì đó quý vị làm trong sân trường,” ông Marles nói. “Thủ tướng không thực hiện chính sách đối ngoại, và chúng ta có một vị ngoại trưởng về cơ bản là đang trốn tránh.”

Bộ trưởng Quốc phòng Úc - Phó Lãnh tụ phe đối lập Richard Marles
Phó Lãnh tụ phe đối lập Richard Marles diễn thuyết tại buổi họp báo trong phòng trưng bày báo chí tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, Úc, hôm 07/12/2020 (Ảnh: Sam Mooy/Getty Images)

Các thỏa thuận BRI đã bị hủy bỏ dựa theo Đạo luật Quan hệ Đối ngoại của Úc năm 2020; đạo luật này đã được thông qua vào tháng Mười Hai năm ngoái (2020) trong bối cảnh gia tăng lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Luật này đã đem lại cho bộ trưởng ngoại giao quyền vô hiệu hóa các thỏa thuận đã ký giữa các tổ chức nước ngoài với các chính phủ địa phương và các trường đại học công của Úc.

Các chuyên gia dự đoán các thỏa thuận BRI của bang Victoria với Bắc Kinh sẽ là mục tiêu đầu tiên của luật này.

Các thỏa thuận gây tranh cãi khác có thể được xem xét kỹ lưỡng bao gồm các thỏa thuận giữa các thành phố kết nghĩa, các Viện Khổng Tử, và các mối liên kết đối tác học thuật.

BRI là quỹ cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD của Bắc Kinh, đã đang bị cáo buộc là phương tiện để Trung Cộng mở rộng quyền bá chủ toàn cầu.

Một số nước đang phát triển đã phải vật lộn để trả các khoản vay theo BRI, và trong một số trường hợp, các nước buộc phải giao quyền kiểm soát các tài sản và cơ sở hạ tầng quan trọng cho Bắc Kinh.

Vào đầu tháng Tư, Ủy ban châu Âu thông báo họ sẽ không hỗ trợ Montenegro trả khoản vay trị giá 1 tỷ Euro mà nước này đã vay Bắc Kinh để xây dựng đường cao tốc Bar-Boljare.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất