51.9 F
San Jose
Thursday, September 28, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

‘Chiến thắng’ chống đói nghèo của Trung Quốc dấy lên chủ nghĩa hoài nghi

Chế độ cộng sản Trung Quốc đã phô trương những thành tựu của mình trong việc đưa hàng chục triệu người dân nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo.

chống đói nghèo của Trung Quốc
Một người lao động nhập cư đạp xe ba bánh chở đầy rác dọc theo một con phố ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 18/02/2003. (Ảnh: Liu Jin/AFP/Getty Images)

Nhưng các tài liệu nội bộ bị rò rỉ mà The Epoch Times có được lại cho thấy chiến lược này của Bắc Kinh một phần dựa vào việc chỉ đạo các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân mua một loạt hàng hóa từ các tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc – một cách tiếp cận mà theo các nhà phê bình sẽ không mang lại cải thiện kinh tế bền vững cho những vùng nông thôn.

Vào cuối tháng Hai, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã có một bài diễn thuyết trên truyền hình tuyên bố rằng Trung Quốc đã “giành được thắng lợi hoàn toàn” khi đưa 98.99 triệu người dân nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo sau những nỗ lực của đảng Cộng sản Trung Quốc trong suốt 8 năm qua. Ông gọi thành tựu này là một “phép màu tại nhân gian.”

Chiến lược xóa đói giảm nghèo do chính quyền Trung cộng trực tiếp đưa ra trong một tài liệu có tiêu đề “kế hoạch hành động năm 2020” được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, một cơ quan hoạch định nhà nước của chế độ này, công bố vào tháng 03/2020.

Kế hoạch này kêu gọi các công ty quốc doanh tiếp tục đi đầu trong nỗ lực thu mua các sản phẩm được sản xuất tại các khu vực nghèo của Trung Quốc. Khuyến khích các công ty tư nhân ưu tiên mua các sản phẩm nông nghiệp từ các khu vực ở Trung Quốc có nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Ngoài ra, quân đội Trung Cộng đóng quân ở các vùng nghèo của Trung Quốc nên mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ tại địa phương, tài liệu rò rỉ này cho biết.

Ông Lý Lâm Nhất (Li Linyi), nhà bình luận các vấn đề thời sự, nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng cách tiếp cận do nhà nước Trung Cộng chỉ thị thực sự không thể giúp những người nghèo khó. Ông nói một khi nhà cầm quyền Trung Cộng hoặc các công ty quốc doanh quyết định thay đổi chính sách thu mua của họ, thì sẽ không còn ai đến mua hàng từ các vùng nghèo.

Kết quả là, các khu vực hoặc người dân từng được “thoát nghèo” sẽ lại rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, ông Lý cho biết.

Ông Lý nói thêm rằng chiến thắng mà Trung Cộng tuyên bố chỉ đơn thuần là một “màn trình diễn chính trị” của ông Tập.

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Cộng tự đặt ra tiêu chuẩn nghèo đói là những người kiếm được ít hơn 2.30USD một ngày. Ngưỡng nghèo đói này thấp hơn với mức mà Ngân hàng Thế giới đặt ra, vốn định nghĩa diện nghèo đói là những người kiếm được dưới 5.50USD một ngày đối với các nước có thu nhập trên trung bình như Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới đã công bố trên trang web của mình rằng tính đến ngày 30/09/2020, có khoảng 373 triệu người Trung Quốc sống dưới mức nghèo đói 5.50USD một ngày – chiếm hơn một phần tư dân số nước này.

chống đói nghèo của Trung Quốc
Một phụ nữ lớn tuổi đẩy xe hàng dọc con phố gần Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 05/03/2021. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images)

Chính sách theo chỉ thị của nhà nước

Một trong những tài liệu nội bộ bị rò rỉ được Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát hành vào tháng 04/2020. Tài liệu này kêu gọi các nhân viên và phòng ban của công ty này mua sản phẩm từ một số quận nghèo ở Trung Quốc, nói rằng  đây là chỉ thị từ Ủy ban quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước Trung Cộng.

Một số quận có tên trong tài liệu này bao gồm cả Trấn Ninh và Quan Lĩnh thuộc tỉnh Quý Châu tây nam Trung Quốc, một trong những tỉnh nghèo nhất ở Trung Quốc. Tài liệu cho biết công ty này đã lên kế hoạch đạt mục tiêu chi 2.5 triệu NDT (khoảng 383,510USD) để mua sản phẩm từ Trấn Ninh và 2 triệu NDT (khoảng 306,840USD) để mua từ Quan Lĩnh.

Tài liệu cũng liệt kê các sản phẩm cụ thể và giá thành của chúng từ các quận này. Chẳng hạn, nhân viên công ty AVIC được yêu cầu mua một số thương hiệu gạo, dầu thực vật, trà, dầu gội đầu, khăn giấy, v.v. từ Trấn Ninh.

Sau cùng, AVIC đã yêu cầu các phòng ban và đơn vị trong khu vực của công ty này thực hiện sáng kiến ​​mua hàng này một cách nghiêm túc bởi vì xóa đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu trong nghị trình của Trung Cộng. Sáng kiến ​​này sẽ kết thúc vào tháng 09/2020.

Trong một tài liệu khác bị rò rỉ vào tháng 06/2020, chính quyền thành phố Yên Đài, một thành phố ở tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc kêu gọi các quan chức cao cấp của thành phố “chủ động vận động” các tổ chức thương mại địa phương và mọi thành phần xã hội mua các sản phẩm do các vùng nghèo của tỉnh này làm ra.

Các nhà phê bình từ lâu đã khẳng định rằng Trung Quốc không có khu vực tư nhân thực sự vì Trung Cộng kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội và cũng đưa các chi bộ đảng vào tận các công ty. Theo thông tin được trích dẫn từ một bài báo được công bố vào tháng 03/2020 trên trang web của cơ quan cố vấn chính trị Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, trong cuộc chiến chống đói nghèo, khu vực tư nhân dưới chỉ thị của Trung Cộng đã có những đóng góp đáng kể.

Kể từ năm 2015, các nhà chức trách Trung Cộng tại Quý Châu đã huy động 5,595 công ty tư nhân hỗ trợ cho khoảng 1.39 triệu người dân nghèo khó tại địa phương, bài báo này cho biết. Cùng lúc, các công ty này đã đóng góp 21.7 tỷ NDT (khoảng 3,3 tỷ USD).

Trong một bài báo được xuất bản vào tháng 08/2020, kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã thừa nhận các vấn đề liên quan đến một số sản phẩm được mua từ khu vực nghèo. Một giáo viên trung học giấu tên nói rằng không ai trong gia đình anh thích hương vị của loại lá trà mà anh mua.

Một nhân viên công ty giấu tên khác cho biết, những nông sản này đắt hơn các sản phẩm cùng loại bán trên thị trường.

đói nghèo ở Trung Quốc
Người đi bộ phớt lờ người nghèo và người già trên tàu điện ngầm ở Bắc Kinh hôm 14/12/2005. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)

Những vấn đề nan giải

Vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc – dẫn đến việc nhiều quan chức cao cấp của Trung Cộng ngã ngựa từ sau khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012 – cũng đã cản trở các quan chức địa phương tham gia vào nỗ lực giúp đỡ người nghèo này.

Tháng trước (02/2021), chính quyền quận Thái Hồ, nằm ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc cho biết rằng 33 quan chức địa phương đã bị trừng phạt vì tội tham nhũng như biển thủ công quỹ của chính phủ dùng để hỗ trợ người nghèo.

Các vấn nạn tham nhũng tương tự đã được chính quyền thành phố Đồng Thoại ở tỉnh Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc tiết lộ, khi báo cáo hồi  tháng 12/2020 cho biết 10 quan chức đã bị trừng phạt mà không cung cấp thêm chi tiết.

Các vụ tham nhũng hầu như không phải là hiện tượng mới thấy gần đây. Vào tháng 09/2017, chính quyền thành phố Bình Hương ở tỉnh Giang Tây, tây nam Trung Quốc thông báo rằng 92 quan chức đã bị trừng trị vì tội tham nhũng, trong đó 74 người đã bị kỷ luật đảng và 7 người bị truy tố tại các cơ quan tư pháp địa phương.

Bên cạnh nạn tham nhũng, chiến dịch xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đôi khi vấp phải tình trạng thiếu nghiêm túc trong nỗ lực của chính quyền khu vực.

Trong một tài liệu bị rò rỉ năm 2019 mà The Epoch Times có được, chính quyền Trung Cộng ở Ongniud, một khu vực ở Nội Mông miền bắc Trung Quốc đã mô tả vấn đề truyền đạt thông tin và các vấn đề khác cản trở nỗ lực giúp đỡ những người dân nghèo khó ở địa phương.

Chẳng hạn như, các quan chức địa phương chỉ ghé qua nhà người dân nghèo để mang gạo, mì, dầu ăn và sữa mà không thực sự hỗ trợ họ. Cũng có trường hợp người dân hoàn toàn không hay biết về các chương trình hỗ trợ việc làm tại địa phương.

Ông Lý nói rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề nghèo đói của Trung Quốc là cải cách lại hệ thống kinh tế và chính trị của nước này, để sự giàu có của đất nước không chỉ tập trung vào giới tinh hoa Trung Cộng và một nhóm doanh nhân quyền lực.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất