57.8 F
San Jose
Friday, September 22, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Chủ nghĩa thực dân Trung Quốc hiện kiểm soát Phi Châu

blank

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với các nhà lãnh đạo Phi Châu, bao gồm Tổng thống Malawi Arthur Peter Mutharika (hàng thứ 2, thứ 2 bên phải), trong Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Phi Châu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 03/09/2018. (Ảnh: How Hwee Young/AFP/Getty Images)Bình luận

Khi chúng ta nghĩ về chủ nghĩa thực dân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến những người đàn ông như Christopher Columbus và Charles Du Gaulle; và các quốc gia như Pháp, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ về chủ nghĩa thực dân ở thì quá khứ, như một điều gì đó đã xảy ra từ lâu, rất lâu trước đây.

Tuy nhiên, ngày nay, hàng triệu người trên toàn cầu vẫn sống dưới chế độ thực dân. Một số sẽ gãi đầu và hỏi chuyện này là như thế nào? Nhưng, điều quan trọng cần lưu ý, chủ nghĩa thực dân ngày nay trông hơi khác một chút. Chủ nghĩa thực dân ngày nay ít lộ liễu hơn, ít bạo lực hơn và ít rõ ràng hơn.

Ở Phi Châu, chúng ta hãy gọi nó là “chủ nghĩa thực dân với các đặc điểm của Trung Quốc.”

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bận rộn xây dựng cầu, cảng, đường sá và  các cơ sở vật chất tối tân ở Phi Châu. Những dự án này đi kèm với một mức giá đáng kể, và mức giá đó là tự do.

Trong số 54 quốc gia ở Phi Châu, có 45 quốc gia đã đăng ký Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Năm nay, Congo trở thành thành viên thứ 45 của Phi Châu. Ngay sau khi ký kết trên đường đứt đoạn, quốc gia lớn nhất ở Phi Châu cận Sahara này đã ký một thỏa thuận khai thác “vô lương” với Bắc Kinh. Congo là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các khoáng chất như kim loại, coban, và đồng. Đáng buồn thay, Chính phủ Trung Quốc hiện đang kiểm soát ngành khai thác mỏ của đất nước này.

BRI đè nặng lên các thành viên với mức nợ không thể tưởng tượng được. Vào tháng 11, bà Mercy Kuo của The Diplomat đã cảnh báo rằng, kể từ khi BRI được đưa ra vào năm 2013, “Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trên cơ sở 2 đối 1”. Tuy nhiên, Trung Quốc “đã làm như vậy với nợ thay vì viện trợ, duy trì tỷ lệ 31 trên 1 giữa các khoản cho vay nợ và các khoản viện trợ không hoàn lại.”

Bà Kuo nhận thấy “chính phủ [bên nhận] trung bình hiện đang báo cáo thấp hơn thực tế các nghĩa vụ trả nợ thực tế và tiềm năng của mình đối với Trung Quốc với số tiền tương đương 5.8% GDP của nước này.”, làm vấn đề phức tạp hơn.

Không có gì ngạc nhiên khi một số quốc gia tham gia BRI đang trải qua cảm giác “hối hận của người mua.” Tại sao vậy?  Bà Kuo lưu ý, hơn một phần ba các dự án cơ sở hạ tầng BRI đã “gặp phải các vấn đề lớn về triển khai—chẳng hạn như bê bối tham nhũng, vi phạm lao động, hiểm họa môi trường và các cuộc biểu tình của công chúng.” Hơn nữa, “việc đình chỉ và hủy bỏ dự án đang gia tăng.”

Phát hiện của bà Kuo được hỗ trợ bởi một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi AidData, một phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu của Đại học William và Mary. Theo ông Bradley Parks, giám đốc điều hành của AidData và là đồng tác giả của báo cáo này, chỉ riêng các khoản nợ chưa được báo cáo “đã trị giá khoảng 385 tỷ USD.” Ông cảnh báo, vấn đề nợ tiềm ẩn có khả năng trở nên tồi tệ hơn đáng kể.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với Phi Châu? Tóm lại, không có gì tốt.

Lấy ví dụ như Equatorial Guinea, một quốc gia mắc nợ Bắc Kinh rất nhiều. Theo báo cáo của tình báo Mỹ, ĐCSTQ hiện đang cố gắng xây dựng căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở quốc gia Tây Phi này. Quốc gia nhỏ bé, chỉ có 1.4 triệu người, có trữ lượng dầu mỏ ngoài khơi dồi dào—một thực tế mà ĐCSTQ không bỏ qua. Theo Thiếu tướng Andrew Rohling, căn cứ mới sẽ cho phép Trung Quốc thiết lập “sự hiện diện hải quân trên Đại Tây Dương” và cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ.

Ngay cả những quốc gia không đăng ký BRI cũng không tránh khỏi cái bóng đáng ngại của ĐCSTQ. Trung Quốc đã đầu tư vào 52 trong số 54 quốc gia Phi Châu; 49 trong số 54 quốc gia (hơn 90%) đã ký biên bản ghi nhớ (MoUs) với Bắc Kinh. Các MoU này tương đương với việc tham gia vào một thỏa thuận với Satan (Faustian bargain). Bằng cách nhận những khoản tiền lớn từ Bắc Kinh, các nước Phi Châu đã cho phép ĐCSTQ vào sân sau và khai thác tài nguyên của họ.

Trung Cộng diễn tập quân sự
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự quân đội trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tại Union Building ở Pretoria, Nam Phi ngày 24/07/2018 (Ảnh: Phill Magakoe/AFP/Getty Images)

Ai kiểm soát tiền kiểm soát tương lai

Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Phi Châu là chiến lược. Trong tương lai, để làm ăn với Bắc Kinh, người ta sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng e-CNY, đồng tiền kỹ thuật số mới của Trung Quốc.

Năm ngoái, Huawei đã trình làng Mate 40, một điện thoại thông minh đi kèm với một  ví điện tử được cài đặt sẵn sử dụng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc. Ngay sau khi công bố, ĐCSTQ bắt đầu đưa điện thoại vào tay hàng triệu người Phi Châu.

Như các nhà nghiên cứu tại Viện Lowy đã lưu ý, có vẻ như “trọng tâm thứ yếu của Trung Quốc rất có thể là Phi Châu — với mục tiêu phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu.”

Liệu ĐCSTQ có đang sử dụng Phi Châu, lục địa phát triển nhanh nhất thế giới, để định hình lại cán cân quyền lực quốc tế không? Câu trả lời thì ra là đúng vậy. Phi Châu không chỉ là lục địa phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là lục địa trẻ nhất; 60% dân số Phi Châu dưới 25 tuổi .

Trong những năm gần đây, thủ đô Lagos của Nigeria, nơi có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Phi Châu, đã chứng kiến ​​một dòng đầu tư của Trung Quốc. Hai nước được hưởng một mối ràng buộc rõ ràng là không thể phá vỡ (mặc dù Nigeria đang  mắc nợ Bắc Kinh rất nhiều ), với việc Trung Quốc hiện đang tìm cách thành lập các ngân hàng ở siêu đô thị này. Những gì đang xảy ra ở Nigeria nên được coi là một nỗ lực để kiểm soát  toàn bộ câu chuyện về tài chính trên toàn bộ lục địa Phi Châu.

ĐCSTQ không chỉ định hình lại tài chính, mà còn định hình lại quân đội. Theo một báo cáo gần đây, có tiêu đề “Giáo dục quân sự của Trung Quốc và các nước thuộc Khối thịnh vượng chung,” một số quốc gia Phi Châu, bao gồm Ghana và Tanzania, đã mở “các trường quân sự chính trị” do ĐCSTQ tài trợ. Theo các nhà phân tích Radomir Tylecote và Henri Rossano, các cơ sở này nên được hiểu trong bối cảnh Bắc Kinh đang ngày càng nỗ lực để giành được mức độ kiểm soát lớn hơn nữa đối với các nước đang phát triển. Như báo cáo này cho thấy, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số lượng lớn các quốc gia tham gia vào các chương trình này cũng là thành viên dự án BRI của Trung Quốc.

Một lục địa bị chinh phục

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, về cơ bản, Trung Quốc đã chinh phục được lục địa 1.2 tỷ dân, một lục địa có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, bao gồm kim cương, đường, muối, vàng, sắt, coban, uranium, đồng, bauxite, bạc, dầu khí, và hạt cacao.

Khi việc thực dân hóa toàn bộ lục địa đang diễn ra, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu chỉ đơn giản là ngồi phía sau và không làm gì cả. Người ta không thể không cảm thấy rằng các dự án mới nhất của họ, sáng kiến ‘Xây dựng Trở lại Tốt hơn’ và Global Gateway, đều có thể thất bại. ĐCSTQ có 8 năm khởi đầu trước Hoa Thịnh Đốn và Brussels, với phần lớn các nước Phi Châu mắc nợ Bắc Kinh rất nhiều.

Một thực tế đáng buồn là: Ngay cả khi các nước Phi Châu muốn rời khỏi BRI, nhiều nước trong số họ không thể.

Nếu còn nghi ngờ, hãy để tôi hướng quý vị về Uganda, một quốc gia có khoản nợ lên  tới 18 tỷ USD, gần 50% GDP. Phần lớn của số nợ này là nợ Trung Quốc. Tổng thống Uganda Yoweri Museveni gần đây đã cử một phái đoàn tới Bắc Kinh để đàm phán lại khoản nợ tồn đọng. Tuy nhiên, như Báo Punch của Nigeria đã đưa tin, “yêu cầu đàm phán nợ tồn đọng đã bị từ chối”, ĐCSTQ từ chối “không cho phép bất kỳ thay đổi nào trong các điều khoản ban đầu của hợp đồng cho vay.” Điều này có ý nghĩa gì đối với quốc gia Đông Phi này? Có khả năng chính phủ Uganda sẽ phải “bồi thường bằng Sân bay Quốc tế Entebbe” — sân bay duy nhất của đất nước này.

“Hỗ trợ tài chính” của Trung Quốc không chỉ là cho vay trước hạn, với  tài sản thế chấp trong trường hợp vỡ nợ có nhiều hình thức, bao gồm cả các sân bay quốc tế. Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​là cái chết bởi hàng nghìn vết cắt—cả một lục địa đang bị ĐCSTQ ở Bắc Kinh nuốt chửng. Xem xét việc ông Tập Cận Bình gần đây đã hứa đầu tư thêm 10 tỷ USD vào Phi Châu trong ba năm tới, kỳ vọng cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ tiếp tục.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến rối loạn chức năng xã hội và sự thao túng của truyền thông.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất