66.1 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Chuyên gia: Mỹ – Nhật sẽ “ra tay” nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan

Một trong những trọng tâm thảo luận giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Nhật trong cuộc gặp sắp tới là tình hình eo biển Đài Loan, và mở rộng phạm vi của “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật” đối với quốc đảo. Điều này tương đương với việc tuyên bố với thế giới rằng, nếu ĐCSTQ sử dụng vũ lực để xâm lược Đài Loan, Mỹ-Nhật sẽ bảo vệ người dân đảo, theo Epoch Times.

Theo dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong hội nghị thượng đỉnh về dân chủ do Mỹ và Nhật Bản tổ chức tại Washington vào ngày 16/4.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, hai bên sẽ hội đàm về 3 lĩnh vực của chuỗi cung ứng công nghệ, bao gồm biến đổi khí hậu – chiến lược ứng phó với dịch bệnh – đất hiếm và chất bán dẫn. Ngoài ra, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng có thể sẽ đàm phán vấn về vấn đề quân đội Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Cách đây vài ngày, Thủ tướng Suga Yoshihide đã nhấn mạnh rằng, ông hy vọng hợp tác Nhật-Mỹ có thể duy trì ảnh hưởng và giảm căng thẳng trên eo biển Đài Loan.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimoto cũng cho biết trong một cuộc họp báo chung rằng, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Trả lời phỏng vấn với tờ Epoch Times, ông Quách Dục Nhân – giáo sư tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Sun Yat-sen – Đài Loan cho hay: “Nếu không có chuyện gì xảy ra, thì vấn đề ổn định ở eo biển Đài Loan sẽ xuất hiện trong tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nhật vào ngày 16/4”.

Dưới đây là một số phân tích, nhìn nhận của giáo sư Quách về vấn đề này:

Mỹ – Nhật sẽ bảo vệ Đài Loan

Tuyên bố chung Mỹ – Nhật có gì đặc biệt? Giáo sư Quách Dục Nhân giải thích rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản là đồng minh, bản chất các cuộc gặp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo hai nước có quan hệ ngoại giao là hoàn toàn khác nhau. Nói chung, các chủ đề mà hai nước thảo luận khi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh như vậy chỉ là một ý định và chúng chỉ đưa ra định hướng chung cho tương lai. Nếu các đồng minh tổ chức một hội nghị thượng đỉnh dân chủ như vậy, có nghĩa là, tuyên bố chung đưa ra ngày 16/4 tương đương với một văn bản rõ ràng, ràng buộc cả hai nước và cả Mỹ, cũng như Nhật Bản đều phải tuân theo nội dung của hiệp ước, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hiệp ước.

Giáo sư Quách cho rằng, tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nhật sẽ phù hợp với những thay đổi của tình hình quốc tế và những cân nhắc trong chiến lược sẽ làm phong phú thêm nội dung của Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật. Một khi sự ổn định của eo biển Đài Loan được đưa vào tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh ngày 16/4, “điều đó sẽ đại diện cho sự phòng thủ – bảo vệ của Hoa Kỳ và Nhật Bản, và sẽ mở rộng đến Đài Loan, cũng như eo biển Đài Loan trong tương lai”, ông nói.

Ông Quách cho rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản hiện đang đánh giá sự thù địch quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan không ngừng gia tăng. Đặc biệt là Đài Loan, với vị trí nằm trên chuỗi đảo thứ nhất, quốc gia này sẽ phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng nhất nếu bị ĐCSTQ kiểm soát. Do đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản phải mở rộng phạm vi phòng thủ. 

Giáo sư Quách nói thêm rằng, chỉ cần “có điều gì đó xảy ra ở vùng lân cận” của Nhật Bản, Nhật Bản phải cung cấp và hỗ trợ thích hợp cho quân đội Mỹ.

Để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ, sự trợ giúp của Nhật Bản đối với Hoa Kỳ đã được nâng cấp lên các hoạt động quân sự, bao gồm việc bảo vệ các căn cứ, máy bay quân sự và tàu chiến của Hoa Kỳ. Toàn bộ trách nhiệm được giao cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Lực lượng này có thể tác chiến chống lại quân đội nước khác trong các trận chiến.

Ông Quách nhấn mạnh rằng, “nếu vấn đề eo biển Đài Loan được đưa vào tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật, điều đó có nghĩa là các hoạt động triển khai quân sự, tập trận và các nhiệm vụ quân sự thực tế của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ bao gồm eo biển Đài Loan và Đài Loan”.

Nhật sẽ nhìn vào Mỹ để hành động

Về cuộc gặp gỡ sắp diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, ĐCSTQ tiếp tục gây áp lực lên Nhật Bản. Tuy nhiên, trong 90 phút điện đàm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Motegi Toshimoto hiếm khi chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ. Vậy thì, Phương hướng của quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong tương lai là gì?

Giáo sư Quách Dục Nhân phân tích rằng, cuộc tấn công của Nhật Bản nhằm vào nhân quyền của ĐCSTQ là một tuyên bố mà với tư cách là một quốc gia dân chủ và là đồng minh của Hoa Kỳ phải đưa ra. Hiện tại, đó chỉ là lời lên án và chưa có hành động cụ thể nào. Bởi lẽ, Nhật Bản vẫn đang chờ xem chính quyền Biden sẽ đưa ra chiến lược nào trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật sắp tới.

Ông nói thêm rằng, nếu Hoa Kỳ không đề xuất các biện pháp hữu hiệu để kiềm chế ĐCSTQ trong chiến lược ngoại giao của mình, thì khi đối mặt với ĐCSTQ trong tương lai, Nhật Bản sẽ đi theo con đường riêng của mình, có thể sẽ tiếp tục đường lối của cựu Thủ tướng Abe – duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ĐCSTQ về mặt ngoại giao.

“Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật” là hiệp ước tương trợ an ninh được ký kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Washington vào ngày 19/1/1960. Hiệp ước này tuyên bố rằng, hai nước sẽ cùng duy trì và phát triển các lực lượng quân sự để cùng nhau chống lại các cuộc tấn công vũ trang. Đồng thời, hiệp ước cũng coi việc tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản là gây tổn hại cho quốc gia khác. Ngoài ra, cũng bao gồm các quy định của quân đội Hoa Kỳ khi đóng quân tại Nhật Bản.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất