62.4 F
San Jose
Tuesday, September 26, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Chuyên gia: Trung Quốc sử dụng Liên Hiệp Quốc làm chiến trường và nơi trút giận

blank
Ảnh: Youtube/DKN.TV.

Trong bài bình luận gần đây, chuyên gia Dương Vĩ cho rằng Trung Quốc đã sử dụng Liên Hiệp Quốc (LHQ) làm chiến trường để đối đầu với Mỹ nhằm giành quyền bá chủ thế giới.

Là người theo sát các vấn đề của Trung Quốc trong nhiều năm, ông Dương lưu ý như vậy khi mở đầu bài bình luận của mình về hội nghị truyền hình trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hôm 7/5/2021, nơi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị lại một lần nữa nói về “chủ nghĩa đa phương”, lợi dụng LHQ làm chiến trường để đối đầu với Hoa Kỳ.

Theo ông Dương, “HĐBA LHQ ban đầu được hiểu là một cơ chế tham vấn để tránh xung đột và chiến tranh, nhưng giờ đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) — với ảo tưởng sai lầm rằng “phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy tàn” — đã trắng trợn sử dụng HĐBA LHQ để tranh đấu cho quyền bá chủ, đặt nó vào tình thế nguy hiểm nghiêm trọng”.

Ông Vương Nghị đã từng tuyên bố các quy tắc quốc tế không phải là quyền dành riêng hay đặc quyền của một vài quốc gia và nên được tạo ra bởi tất cả mọi người. Hơn nữa, thế giới không nên bị phân chia theo các dòng ý thức hệ.

Ông Dương cho rằng những nhận xét trên của ông Vương Nghị “rõ ràng đã hướng vào tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển G-7, được tổ chức từ ngày 2/5 đến ngày 5/5, mà Trung Quốc không tham dự. Tuyên bố nêu bật cam kết của các nước G7 đối với nền dân chủ tự do và thị trường công bằng và tự do cũng như bảo vệ nhân quyền. Do đó, ĐCSTQ đã sử dụng cuộc họp của HĐBA LHQ như một diễn đàn để trút bỏ sự bất mãn của mình với Hoa Kỳ và hệ thống quản trị toàn cầu”.

Biết rằng G-7 không chỉ đại diện cho một số quốc gia, và rằng ĐCSTQ lại một lần nữa bị cô lập trên trường quốc tế, “ông Vương Nghị không dám công khai nhắm mục tiêu vào tất cả các quốc gia, mà chủ yếu tập trung vào Hoa Kỳ”, ông Dương nhận xét.

Ông Vương Nghị nói rằng các hành động đơn phương, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt mà phớt lờ HĐBA LHQ, là không hợp pháp.

Chính quyền của cựu TT Trump trước đây đã phát hiện ra điểm yếu khi tấn công ĐCSTQ bằng một loạt lệnh trừng phạt trên mặt trận thương mại và công nghệ. ĐCSTQ đã cố gắng gây áp lực lên chính phủ mới của Hoa Kỳ để giảm bớt các biện pháp trừng phạt, nhưng chỉ làm cho mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi.

Theo ông Dương, “mặc dù chính phủ ông Biden chưa có tín hiệu duy trì các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của chính phủ ông Trump trước đây và chỉ gọi ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh, nhưng giới lãnh đạo ĐCSTQ đã hiểu sai lập trường của ông Biden, và bắt đầu công khai cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ”.

Ngoài ra, ông Vương Nghị tuyên bố đại dịch đang diễn ra đã khiến cho hệ thống quản trị toàn cầu ngày càng thiếu sự linh hoạt. Do đó, ông Vương Nghị cho rằng các nước đang phát triển phải tham gia nhiều hơn và phải lắng nghe tiếng nói của họ sao cho hệ thống có thể vận hành theo hướng công bằng và hợp lý hơn.

Ông Dương nhận xét: “Có vẻ như giới lãnh đạo ĐCSTQ vẫn tin rằng ‘phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy tàn’ và khát khao thống trị thời kỳ sau đại dịch. ĐCSTQ rõ ràng nghĩ rằng họ đã nắm quyền kiểm soát một phần Liên Hợp Quốc và sẵn sàng chiến đấu để giành quyền tối cao”.

Tại Diễn đàn Bác Ngao cho Hội nghị thường niên Châu Á 2021, ông Tập Cận Bình khẳng định ĐCSTQ có mục tiêu theo đuổi “lợi ích chung cho thế giới”. Tuyên bố của ông Vương Nghị lặp lại quan điểm của ông Tập về quản trị toàn cầu, và tư tưởng cho rằng thế giới sẽ trải qua một sự thay đổi sâu sắc.

Giờ đây, khi ông Vương Nghị đã công khai khẳng định những tham vọng của ĐCSTQ vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, điều đó đã gợi lên cảm giác khủng hoảng ngày càng gia tăng trên thế giới. Trên thực tế, tuyên bố do các ngoại trưởng G-7 đưa ra cho thấy mối quan ngại sâu sắc của họ về sự can thiệp của ĐCSTQ đối với trật tự quốc tế.

ĐCSTQ gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng

Theo ông Dương, phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Blinken tại cuộc họp của HĐBA LHQ cần được coi là lần đầu tiên chính phủ mới của Hoa Kỳ trực tiếp chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là do ĐCSTQ gây ra.

Ông Blinken đã đề cập đến một loạt các nguyên tắc cho việc thành lập HĐBA LHQ, bao gồm ngăn ngừa xung đột và giảm thiểu đau khổ của con người, công nhận và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy đối thoại và tự kiềm chế. Đồng thời cũng thừa nhận rằng cơ chế của Liên Hợp Quốc đã tránh được xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân và thúc đẩy nhân quyền, ông Blinken nhấn mạnh, “nhưng bây giờ nó đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, sự đàn áp đang gia tăng, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc — và các cuộc tấn công chống lại trật tự dựa trên luật pháp đang ngày càng gia tăng”.

Ông Blinken cũng tuyên bố: “chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy lùi một cách mạnh mẽ khi chúng tôi thấy các quốc gia phá hoại trật tự quốc tế, giả vờ rằng các quy tắc mà tất cả chúng tôi đã chấp thuận, là không tồn tại hoặc đơn giản là tùy ý vi phạm”.

Đề cập đến các cam kết mà tất cả các quốc gia phải đáp ứng, bao gồm Hiến chương LHQ, các hiệp ước và công ước, các nghị quyết của HĐBA LHQ,  luật nhân đạo quốc tế, và các quy tắc và tiêu chuẩn được thống nhất dưới sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới và nhiều tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, ông Blinken nêu rõ mục đích của Hoa Kỳ là “bảo vệ, duy trì và phục hồi trật tự đó”.

Ông Dương lưu ý, trong khi ông Blinken phản pháo lại tham vọng được lộ rõ của ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã không hề đề cập đến những nhận xét của ông Blinken trong báo cáo của ông tại cuộc họp. Họ liên tục quảng bá cuộc điện đàm của ông Tập với tổng thư ký LHQ, trong đó thảo luận về chủ nghĩa đa phương và quan điểm toàn cầu của ĐCSTQ.

Ông Yang Mei đặt câu hỏi thể hiện sự nghi ngại: “Người ta không rõ liệu màn thể hiện phong cách ngoại giao mới nhất của ĐCSTQ có một lần nữa cảnh báo thế giới về tham vọng kiểm soát thế giới sai lầm của ĐCSTQ, vốn đang gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới hay không”.

Giải thích về nhân quyền phổ quát

Theo ông Yang Mei, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã làm rõ khái niệm về nhân quyền phổ quát để đáp lại lập luận sai lầm của ĐCSTQ. Ông Blinken giải thích: “Nhân quyền và phẩm giá phải là cốt lõi của trật tự quốc tế. Đơn vị cơ sở của Liên hợp quốc – từ câu đầu tiên của Hiến chương – không chỉ là quốc gia. Đó cũng là con người. Một số người cho rằng những gì các chính phủ làm trong biên giới của họ là việc riêng của họ, và nhân quyền là những giá trị chủ quan khác nhau giữa các xã hội khác nhau”.

“Nhưng Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền bắt đầu bằng từ ‘phổ quát’ bởi vì các quốc gia của chúng ta đã đồng ý rằng mọi người, ở mọi nơi, đều có những quyền nhất định. Việc khẳng định quyền tài phán trong nước không mang lại cho bất kỳ nhà nước nào một ‘chi phiếu trắng’ để nô lệ hóa, tra tấn, trừ khử, tẩy rửa sắc tộc đối với người dân của mình hoặc vi phạm quyền con người của người dân theo bất kỳ cách nào khác”, ông Blinken nói.

Ông Dương nhận xét: “Lời giải thích của ông Blinken rõ ràng là nhằm vào lời ngụy biện thường xuyên của ĐCSTQ về cái gọi là “can thiệp vào công việc nội bộ”.

Đương nhiên, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ sẽ không tiết lộ những gì ông Blinken nói về nhân quyền phổ quát, nhưng họ đã nhanh chóng đáp trả theo một cách khác.

Vào ngày 8/5/2021, Tân Hoa Xã đã xuất bản một bài báo tuyên truyền với tiêu đề: “Cực kỳ Phi lý! Chính trị gia Hoa Kỳ rõ ràng che giấu tội phạm”. Mặc dù bài báo không nêu tên ông Blinken, nhưng nó đã thổi bùng lên cái mà người ta gọi là ý đồ lộ rõ của Hoa Kỳ nhằm gây ra hỗn loạn ở Hồng Kông. Bỏ qua xu hướng chung của thời đại và “sử dụng cách tiếp cận trước đây đã trở thành một lựa chọn chính trị phi lý của Hoa Kỳ và phương Tây”, bài báo nói thêm. Cùng ngày, tờ Nhân dân Nhật báo cũng xuất bản một bài báo tuyên truyền dài 3,700 từ, [với tiêu đề]: “Những vi phạm lớn phơi bày các vấn đề nhân quyền liên tục của Hoa Kỳ”.

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đáp trả những nhận xét của ông Blinken về nhân quyền, nhưng lại né tránh một nguyên tắc quan trọng mà ông đã chỉ ra.

Ông Blinken nói Liên hợp quốc “dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia thành viên. Một quốc gia không tôn trọng nguyên tắc đó khi nó có ý định vẽ lại biên giới của một quốc gia khác; hoặc tìm cách giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; hoặc khi một quốc gia tuyên bố rằng họ có quyền có phạm vi ảnh hưởng để ra lệnh hoặc ép buộc các lựa chọn và quyết định của một quốc gia khác. Và một quốc gia tỏ ra khinh thường nguyên tắc đó khi nhắm mục tiêu vào một quốc gia khác với thông tin sai lệch hoặc sử dụng tham nhũng làm vũ khí, phá hoại các cuộc bầu cử tự do và công bằng và các thể chế dân chủ của các quốc gia khác, hoặc truy lùng các nhà báo hoặc nhà bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài”.

Ông Blinken cũng giải thích về khái niệm chủ nghĩa đa phương, nhưng theo cách khác với cách giải thích của ĐCSTQ. “Khi các quốc gia thành viên LHQ – đặc biệt là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – đưa ra các quy tắc này và ngăn chặn các nỗ lực quy trách nhiệm cho những người vi phạm luật pháp quốc tế, nó gửi thông điệp rằng những người khác có thể vi phạm các quy tắc đó mà không bị trừng phạt”.

Theo ông Dương, “về cơ bản, ông Blinken đã chỉ trích ĐCSTQ vì đã phá hoại các tiêu chuẩn của LHQ mà không nêu rõ tên”.

Cuối cùng, ông Dương kết luận: “nếu ông Blinken và những người đồng cấp của mình từ các quốc gia khác thực sự hiểu được hành động và tham vọng mới nhất của ĐCSTQ được đưa ra tại hội nghị HĐBA LHQ, thì hy vọng một liên minh quốc tế chống ĐCSTQ sẽ hình thành sớm, và chiến lược cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng này, sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn”.

DKN NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất