51.9 F
San Jose
Thursday, September 28, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Đâu là trọng tâm của hội nghị tài chính kinh tế do ông Tập chủ trì?

Hôm 15/3, Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp lần thứ chín của Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương nhằm nghiên cứu và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kinh tế nền tảng (hoạt động kinh tế diễn ra trên các nền tảng kỹ thuật số), hiện thực hóa việc đạt đỉnh carbon và trung hòa carbon. Cuộc họp có sự tham dự của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Kinh tế Lý Khắc Cường cùng các Ủy viên là Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính.

hội nghị tài chính kinh tế
Alibaba đang phải đối mặt với sự thanh trừng của Trung Cộng, điều này cũng liên quan đến số phận của tờ South China Morning Post (Báo Hoa Nam buổi sáng). Hình ảnh tờ South China Morning Post trên sạp báo Hồng Kông ngày 12/12/2015. Trên trang nhất đưa tin tờ South China Morning Post sắp được Alibaba mua lại. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images)

Lưỡng hội vừa kết thúc, Tập Cận Bình đã ngay lập tức triệu tập một cuộc họp tài chính kinh tế. Một cuộc họp được tổ chức gấp rút như vậy, ngoài mục đích muốn tiếp tục làm nổi bật chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Kinh tế và thể hiện rõ ý định đích thân kiểm soát nền kinh tế của ông Tập ra, thì đâu mới là trọng tâm thực sự?

Điều khiến người ta suy nghĩ là Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo đưa tin về cuộc họp, nội dung bài phát biểu của Tập Cận Bình chỉ được hé lộ hai câu, tuy nhiên bài báo đã được đăng trên trang nhất của Tân Hoa Xã trong hai ngày liên tiếp. Ông Tập nói: “Sự phát triển của kinh tế nền tảng đang ở thời kỳ then chốt. Cần tập trung vào dài hạn, đồng thời tính đến tình hình hiện tại, bù đắp khuyết điểm, củng cố những chỗ còn yếu, xây dựng môi trường sáng tạo, giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề nổi cộm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của kinh tế nền tảng.”

Then chốt trong câu nói này chính là “giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề nổi cộm”. Điều này không khỏi khiến người ta nhớ đến Alibaba Group và Ant Financial. Tuy nhiên đối tượng đề cập tới ở đây có thể không chỉ đơn thuần là nền tảng giao dịch tài chính của Ant Financial, mà là toàn bộ nền kinh tế nền tảng. Tập Cận Bình nhanh chóng triệu tập một cuộc họp tài chính kinh tế, và các phương tiện truyền thông của Đảng tập trung đưa tin về “những mâu thuẫn và vấn đề nổi cộm” của kinh tế nền tảng, đây dường như là bước khơi mào cho việc “động thủ” với Alibaba, và tất nhiên rất có thể còn bao gồm kinh tế nền tảng ở đủ các loại ngành nghề khác.

Báo cáo của Tân Hoa Xã cũng nêu rõ, “Cuộc họp chỉ ra rằng trong những năm gần đây, kinh tế nền tảng của nước ta đã phát triển cấp tốc, vị thế và vai trò của kinh tế nền tảng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung ngày càng trở nên nổi bật… Đồng thời, trong đó cũng tồn tại một số vấn đề nổi cộm. Một số doanh nghiệp nền tảng phát triển một cách ‘không quy phạm’ và có tồn tại rủi ro; kinh tế nền tảng phát triển không đầy đủ, tồn tại nhiều thiếu sót, vấn đề bất cập trong thể chế quản lý cũng tương đối nổi cộm.”

Đoạn phát biểu này dường như càng chỉ ra một cách rõ ràng hơn, Tập Cận Bình cho rằng kinh tế nền tảng ‘đang tồn tại rủi ro’ và cần tiến hành giám sát. Thế lực chống lưng phía sau Alibaba đã bị phơi bày là đối thủ chính trị của ông Tập trong cuộc “nội chiến”, thế lực chống lưng phía sau những nền tảng khác hẳn cũng không đơn giản, vậy làm thế nào để tiến hành giám sát?

Bài báo cũng cho biết, “Cuộc họp nhấn mạnh rằng chúng ta cần kiên định đường lối chính trị đúng đắn…  thiết lập và kiện toàn hệ thống quản trị kinh tế nền tảng… sắp xếp tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển và an ninh, giữa trong nước và quốc tế… chống lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng mở rộng nguồn vốn một cách mất trật tự… tăng cường trao đổi công nghệ quốc tế và hợp tác nghiên cứu phát triển. Chúng ta phải kiên định vào “hai điều không thể dao động”.

Việc giám sát kinh tế nền tảng đã được nâng lên đến tầm chính trị, xem ra rủi ro mà bách tính phải đối mặt là nhỏ, rủi ro chính trị mà Trung Cộng phải đối mặt mới là lớn. Hội nghị cũng đưa ra “hai điều không thể dao động”, đó là “không dao động trong việc củng cố, phát triển kinh tế công hữu (sở hữu nhà nước); không dao động trong việc khuyến khích, hỗ trợ và dẫn dắt sự phát triển của kinh tế công hữu”. Xem ra ý kiến cho rằng Alibaba có khả năng sẽ bị “xung công” không phải là không có căn cứ.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Cộng hôm 16/3, một phóng viên của Bloomberg đặt câu hỏi: “Chính quyền Trung Quốc yêu cầu Alibaba bán các tài sản truyền thông của mình, bao gồm cả tờ South China Morning Post ở Hồng Kông. Ông có thể xác nhận về điều này không? Liệu phía Trung Quốc có muốn các doanh nghiệp nhà nước tiếp quản South China Morning Post không?”

Trước một vấn đề nhạy cảm như vậy, Triệu Lập Kiên đã hoàn toàn né tránh, chỉ nói rằng bản thân “không nắm được tình hình”. Ở một chừng mực nhất định, việc Triệu Lập Kiên không trực tiếp phủ nhận lại càng giống như đã xác nhận tuyên bố này, trên thực tế, việc này đã vượt ra khỏi phạm vi của kinh tế nền tảng.

Bài báo của Tân Hoa Xã còn nêu rõ, “Cuộc họp đã đề ra… đẩy nhanh kiện toàn pháp luật và quy định liên quan đến kinh tế nền tảng… hiện thực hóa toàn bộ chuỗi giám sát quản lý trước, trong và sau sự kiện.” Xem ra, một trận cuồng phong giám sát quản lý kinh tế nền tảng đang đến gần và chuỗi ngày khó khăn của các chủ doanh nghiệp tư nhân trên Internet đã là không thể tránh khỏi, những doanh nghiệp này không những phải giao nộp toàn bộ dữ liệu, mà nếu làm không khéo còn bị “xung công”, “xung công một cách biến tướng”, hoặc rất có thể là bị đóng cửa.

Tập Cận Bình “động thủ” nhanh như vậy, mục tiêu lớn nhất nhắm tới hẳn phải là các quan chức cao cấp của Trung Cộng đang chống lưng phía sau các nền kinh tế nền tảng. Ông Tập lại một lần nữa cần “tóm gáy” những nhân vật này để họ không dám loạn ngôn loạn động, chỉ có thể biểu thị sự trung thành. Thứ hai, xem ra tuần hoàn kinh tế trong nước xác thực là không thể thúc đẩy được, không có Hoa Kỳ và các nước phương Tây, thì bản thân nền kinh tế Trung Quốc không thể tự tuần hoàn, việc đánh cắp công nghệ lại càng trở nên khó khăn. Ngoài việc kiểm soát “đại quyền” kinh tế cũng như nắm vững những thủ đoạn giám sát ra, ông Tập hẳn là cũng đang mưu đồ thông qua Internet để gia tăng các thủ đoạn cũng như mở rộng phạm vi đánh cắp công nghệ.

Cuộc gặp ngoại giao Trung Quốc – Hoa Kỳ sắp diễn ra. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng đang tính toán đi theo đường cũ. Cuộc họp này cũng đặc biệt nhấn mạnh “đạt được mục tiêu đạt đỉnh carbon vào năm 2030 và đạt được mức trung tính carbon vào năm 2060 như đã định.” Đây hẳn là một trong số những dự án hợp tác hiếm hoi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những lời như vậy rõ ràng là cố ý nói để Hoa Kỳ nghe, với hy vọng mau chóng xoa dịu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và kinh tế nền tảng sau khi được quản lý giám sát có thể đóng vai trò mới trong việc đánh cắp công nghệ.

Tập Cận Bình đã nhanh chóng triệu tập một hội nghị kinh tế tài chính, cuộc họp đề cập tới cả những mối quan tâm về chính trị và kinh tế, cũng có những nhu cầu về mặt ngoại giao. Suy cho cùng, những tuyên truyền huyên náo của lưỡng hội cũng không thể giải quyết được vấn đề thực chất, trùng trùng khó khăn cả trong lẫn ngoài vẫn chưa có lối thoát, các quan chức cao cấp của Trung Cộng trước sau vẫn một mực lo lắng cho chức vị quyền lực của bản thân, một cuộc tranh đoạt mới xung quanh kinh tế nền tảng đã bắt đầu.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất