54 F
San Jose
Thursday, September 28, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Dư luận Nhật Bản đối với Trung Cộng tiếp tục xấu đi sau khi Trung Cộng ban hành Luật Cảnh sát Biển – Epoch Times Tiếng Việt

Dư luận Nhật Bản đối với Trung Cộng tiếp tục xấu đi sau khi Trung Cộng ban hành Luật Cảnh sát Biển – Epoch Times Tiếng Việt

Dư luận Nhật Bản đối với Trung Cộng tiếp tục xấu đi với căng thẳng gia tăng sau khi chính quyền Trung Cộng ban hành Luật Cảnh sát Biển mới. 

Dư luận Nhật Bản đối với Trung Cộng
Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (không có trong ảnh) trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 23/12/2019. (Ảnh: Noel Celis-Pool/Getty Images)

Theo kết quả của một cuộc khảo sát dư luận do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào tháng Hai, 81.8% số người được hỏi cho rằng mối quan hệ hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc là “không tốt” và 77.3% không có hảo cảm đối với Trung Quốc, Kyodo News đưa tin. 

Hãng truyền thông này dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, “Kết quả này phản ánh sự đánh giá của mỗi người dân [Nhật Bản] dựa trên tình hình hiện tại ở Trung Quốc, và sẽ khó mà cải thiện [các mối quan hệ này] đến khi nào Trung Quốc thay đổi tư duy của mình.”

Nhiều người tin rằng những trở ngại lớn mà hai nước này phải đối mặt là sự đối đầu về quần đảo Điếu Ngư Đài, còn được gọi là quần đảo Senkaku thuộc về Nhật Bản, vốn đang trở nên tồi tệ hơn do Luật Cảnh sát Biển mới được Trung Cộng thông qua -cho phép lực lượng cảnh sát biển của họ bắn vào các tàu thuyền nước khác – và vì cách Trung Cộng đối xử với Hồng Kông.

Kể từ cuộc chiến thương mại của cựu Tổng thống Donald Trump chống lại Trung Cộng, và đặc biệt là khi chính phủ ông Trump bắt đầu thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để đẩy lùi Trung Cộng vào năm ngoái (2020), Trung Cộng đã tìm mọi cách để lôi kéo Nhật Bản về phía mình thông qua chính sách ngoại giao về kinh tế và chính trị.

Cách đây một năm, lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đã lên kế hoạch công du tới Nhật Bản, nhưng do đại dịch virus Trung Cộng bùng phát, cả hai bên đã đồng ý hoãn lại. Chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập được coi là một bước đột phá tiềm năng quan trọng.

Tuy nhiên, áp lực trong thời gian dài từ các tàu tuần duyên Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp Điếu Ngư Đài cũng như bề dày lịch sử vi phạm nhân quyền của Trung Cộng đã khiến người dân Nhật Bản không ưa chế độ này. Chính phủ Nhật Bản tỏ ra không mấy hào hứng với chuyến thăm của ông Tập, viện lý do đại dịch và vấn đề về quần đảo Điếu Ngư Đài để nhiều lần trì hoãn chuyến thăm này.

Theo báo cáo của Kyodo News, ông Tập Cận Bình đã nói chuyện với Chủ tịch IOC Thomas Bach vào tháng Một và bày tỏ thiện ý sẵn sàng giúp Thế vận hội Tokyo thành công, đây được coi là một cử chỉ hữu nghị nhằm cải thiện mối bang giao với Nhật Bản.

Tuy nhiên, có ý kiến ​​trong chính phủ Nhật Bản cho rằng ngay cả như vậy sẽ rất “khó” để ông Tập Cận Bình đến thăm Nhật Bản vào năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 50 năm bình thường hóa mối bang giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hãng truyền thông này đưa tin.

Tăng cường hợp tác an ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản là chìa khóa để đương đầu với Trung Cộng

Sau khi chính quyền Trung Cộng thông qua Luật Cảnh sát Biển vào ngày 22/01 năm nay, căng thẳng giữa Trung Cộng và Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư Đài đã leo thang.

Luật Cảnh sát Biển mới này có hiệu lực sau ngày 01/02.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi ám chỉ trong một cuộc họp báo vào ngày 26/02 rằng nếu lực lượng cảnh sát biển của Trung Cộng cố gắng đổ bộ lên quần đảo Senkaku, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng có thể sử dụng vũ khí để ngăn chặn “các vụ xả súng nguy hại” từ bên kia.

Để giải quyết mâu thuẫn gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sau khi Trung Cộng thực thi Luật Cảnh sát Biển, chính phủ Nhật Bản đã chủ trương thay thế Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản, hiện đang tuần tra Quần đảo Senkaku, bằng Lực lượng Phòng vệ của họ.

Tuy nhiên, có một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện điều này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã cố tình hạ thấp và bảo vệ Luật Cảnh sát Biển của Trung Cộng tại một cuộc họp báo trong kỳ họp thường niên năm nay tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Cộng, nói rằng Luật Cảnh sát Biển không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào và “phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.”

“Trung Quốc và Nhật Bản luôn có thể tham gia vào đối thoại và giao tiếp để tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin,” ông Vương phát biểu hôm 06/03.

Ông Vương cũng đề cập rằng cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ lần lượt đăng cai Thế vận hội, nên hai nước cần hỗ trợ lẫn nhau và phát triển mối liên hệ tốt đẹp.

“Tôi hy vọng rằng xã hội Nhật Bản thực sự có thể xây dựng sự hiểu biết khách quan và lý trí về Trung Quốc cũng như thực sự đặt nền tảng công luận vững chắc có lợi cho sự ổn định của mối bang giao Trung-Nhật,” ông Vương nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News, ông Akihisa Nagashima, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nói rằng sự tham gia của Hoa Kỳ trong việc loại bỏ căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku là điều cần thiết.

Ông nhấn mạnh rằng việc tăng cường hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ là chìa khóa để đương đầu với Trung Cộng.

Ông Nagashima tin rằng thực hiện liên tục các cuộc huấn luyện chung với Lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác và tạo tác dụng răn đe.

“Điều V của Hiệp ước An ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ quy định rằng quần đảo Senkaku phải tuân theo các nghĩa vụ quốc phòng của Hoa Kỳ.” Ông nói “Nếu Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ trước cuộc khủng hoảng tại quần đảo Senkaku, điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của liên minh Nhật Bản-Hoa Kỳ.”

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất