55.5 F
San Jose
Tuesday, May 9, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Giá quặng sắt Úc tăng mạnh, Bắc Kinh ‘tự đào hố chôn chân’?

blank
Giá quặng sắt Úc tăng mạnh, Trung Quốc tự đào hố chôn chân (ảnh: Shutterstock).

Vài tháng trước, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ủng hộ chính quyền ban hành 14 sắc lệnh để chống lại Úc, cho rằng Úc sẽ thua thảm hại. Tuy nhiên, gần đây, họ lại than thở rằng, giá quặng sắt của Úc cao ngất trời, còn giá đất hiếm của Trung Quốc lại rất thấp. Điều này phải chăng là Bắc Kinh gieo gió mà gặp bão?

Theo bài viết được đăng trên trang Epoch Times, vào năm 2020, giá quặng sắt dao động từ 700 đến 800 Nhân dân tệ (NDT)/tấn, còn hiện nay nó đã tăng lên gần 50% với hơn 1.200 NDT/tấn. Ngày 12/5, con số này đã tăng lên mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại, đạt 1.358 NDT/tấn, tăng hơn 40% kể từ tháng Tư.

Truyền thông Trung Quốc nói rằng điều này ảnh hưởng đến tâm lý của người dân Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và có nhu cầu rất lớn về quặng sắt. Trong khi đó, quặng sắt của Trung Quốc không đủ để áp ứng cho nhu cầu trong nước, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài.

Vì vậy, sau khi giá quặng sắt tăng cao, Trung Quốc bị thiệt hại rất nhiều. Chẳng hạn, trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu hơn 380 triệu tấn quặng sắt, lượng nhập khẩu chỉ tăng 6,7% nhưng giá trị nhập khẩu lại tăng tới 69,4%. Theo báo cáo nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc, sau khi giá cả tăng mạnh, để nhập khẩu quặng sắt mỗi năm sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ nhân dân tệ.

Vấn đề này cũng đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển của chính quyền Trung Quốc.

Ngày 18/5, tại cuộc họp báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, trả lời câu hỏi liên quan đến giá quặng sắt tăng cao, người phát ngôn Kim Hiền Đông cho biết, ông sẽ tận dụng cả thị trường trong nước và quốc tế, tăng cường thăm dò và phát triển các nguồn quặng sắt, thúc đẩy các dự án quặng sắt mới và các dự án đang triển khai, đồng thời làm tốt công việc tái chế và sử dụng nguồn thép tái chế xã hội để nâng cao khả năng bảo đảm nguồn lực trong nước.

Từ quan điểm quốc tế, các công ty có năng lực sẽ được khuyến khích phát triển nguồn quặng sắt ở nước ngoài. Cải thiện hệ thống cung ứng nhập khẩu đa dạng, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng nguồn nhập khẩu quặng sắt, thúc đẩy nhập khẩu thép nguyên liệu tái chế và sử dụng tài nguyên ở nước ngoài, tối ưu hóa cơ cấu nguồn cung. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại mấy hiệu quả.

Chuyên gia Tần Bằng chỉ ra rằng, nguyên nhân quan trọng nhất là do quặng sắt của Trung Quốc chủ yếu dựa vào nhập khẩu, trong đó 80% đến từ Brazil và Úc. Riêng năm ngoái, nhập khẩu quặng từ Úc của Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng nhập khẩu quặng. Hơn nữa, hàm lượng quặng sắt của Úc cao và chi phí khai thác chỉ dưới 30 USD, trong khi đó, hàm lượng quặng sắt của Trung Quốc thấp, và chi phí khai thác khá là cao tới 69 USD.

Hàm lượng quặng sắt thấp cũng có nghĩa là chi phí nấu chảy cao và quy trình rắc rối hơn. Các lò luyện của Trung Quốc về cơ bản được thiết kế phù hợp với quặng sắt của Úc và Brazil. Do đó, trước mắt Trung Quốc chưa thể sử dụng và sản xuất quặng sắt nội địa được.

Ngoài ra, nói đến việc tái chế thép phế liệu, so với nhu cầu mới, khía cạnh này cũng không khá hơn là bao. Năm ngoái, sản lượng thép thô mới của Trung Quốc là 1 tỷ tấn và lượng sắt thép phế liệu sản xuất hàng năm chỉ khoảng 200 triệu tấn. Ngay cả khi toàn bộ số sắt thép phế liệu này được tái chế và sử dụng, thì nhu cầu thực tế vẫn còn rất xa, và khoảng cách này phải được bù đắp bằng quặng sắt.

Một số người nói rằng đây là cơ hội của Úc. Ông Tần chỉ ra rằng, thị trường chủ yếu chịu ảnh hưởng của cung và cầu. Nếu nhu cầu lớn, giá sẽ dễ dàng tăng cao. Năm ngoái, Brazil cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sản lượng sụt giảm, và nước này vẫn chưa trở lại xuất khẩu bình thường. Do đó, giá quặng sắt ở Úc đã tăng cao. Năm nay, Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ cùng các nước phát triển khác về cơ bản đã nối lại sản xuất khiến nhu cầu về quặng sắt tăng lên. 

Từ năm ngoái đến nay giá quặng sắt tăng vùn vụt, đương nhiên Úc cũng lợi dụng sự hỗn loạn để tăng giá, đây là sức mạnh thị trường.

Chuyên gia Sydney bày tỏ, năm ngoái, khi Úc đề nghị cộng đồng quốc tế điều tra sự thật về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán và bị ĐCSTQ trả đũa, nhiều phương tiện truyền thông ủng hộ Bắc Kinh đã đưa tin rằng, Úc sẽ thua thảm hại. Nhưng bây giờ có vẻ như thiệt hại của Trung Quốc còn lớn hơn nhiều. Việc tăng giá quặng sắt không chỉ bù đắp cho các khoản lỗ mà còn khiến Úc kiếm được rất nhiều tiền.

Không chỉ bị điêu đứng khi giá quặng sắt của Úc tăng cao, mà giá đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh cũng khiến nước này đứng ngồi không yên. Kể từ hồi tháng 3, giá đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh là gần 700.000 NDT/tấn xuống còn hơn 500.000 NDT. Vậy thì điều gì đã xảy ra?

Chuyên gia Tần Bằng chỉ ra ba nguyên nhân:

Đầu tiên, là giá đất hiếm tăng cao trong năm qua nên hiện tại là đợt điều chỉnh mạnh. 

Thứ hai, là Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới với khoảng 130 triệu tấn dự trữ toàn cầu và 55 triệu tấn ở Trung Quốc. Đối với các quốc gia khác, không phải là họ không có khả năng sản xuất mà nhiều nước cho rằng sản xuất gây ô nhiễm môi trường và chi phí cao nên họ không muốn sản xuất. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại sử dụng đất hiếm làm nguyên liệu chiến lược để tiếp nhận nước ngoài, hiện nay các nước phương Tây bao gồm Hoa Kỳ và Úc thành lập một liên minh các nền dân chủ tự sản xuất và mua bán. Vì vậy nhu cầu đối với Trung Quốc cũng sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là do sản lượng đất hiếm của Trung Quốc rất phân tán, và hầu hết đất hiếm sản xuất ra đều được giữ trong nước nên khả năng tăng giá không mạnh.

Tại cuộc họp báo của Văn phòng Thông tin Nhà nước ngày 1/3, Tiêu Á Khánh, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết rằng, đất hiếm của Trung Quốc không bán với giá “hiếm”, mà bán với giá “đất”.

Chuyên gia Tần Bằng nhận định, việc ĐCSTQ sử dụng thương hiệu đất hiếm để “đe dọa” trên phạm vi quốc tế đã không còn hiệu quả. Một lần nữa, ĐCSTQ lại tự đào hố chôn chân.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất