69.4 F
San Jose
Thursday, September 28, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Hoa hậu về làng

Ngày xưa người có học đỗ đạt trạng nguyên, bảng nhãn, vinh quy bái tổ, áo gấm về làng. “Vinh quy bái tổ” là một nghi thức trang trọng, vinh danh những người học giỏi đỗ đạt. Các tiến sĩ tân khoa được Vua ban yến tiệc, mũ, áo, cân, đai và lính hầu đưa về làng với cờ lọng chiêng trống rầm rộ.

blank
Hoa Hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà về quê Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hôm 1 Tháng Mười Hai. (Hình: VOV)

Ngày nay ở Việt Nam người ta không còn chuộng học vấn, văn bằng. Tiến sĩ, trạng nguyên cũng chỉ cần bỏ tiền ra là mua được. Có bằng giả rồi cũng chỉ cần bỏ tiền ra là có chức, không cờ quạt, võng lọng như thời xưa thì cũng lên xe xuống ngựa, uy thế đằng đằng. Nhưng quả thời này còn có nhiều thứ được xếp cao hơn học vị, học vấn.

Việt Nam lâu nay vẫn thường hãnh diện cho rằng đất nước này có con gái đẹp, thế giới nên du lịch đến đây và nên đem tiền đầu tư vào. Bây giờ không cần đến tiến sĩ, trạng nguyên hay “anh hùng diệt Mỹ” mới được bản làng đón tiếp long trọng. Bây giờ chỉ cần có một chút chân dài với ba số đo 80-60-90 cm như Đỗ Thị Hà, sinh viên Đại học Kinh Tế Quốc dân, mới “đỗ” hoa hậu về làng cũng ăn đứt Phạm Tuân, hay là Võ Thị Sáu sống lại.

Báo chí Việt Nam tâng bốc “đây là niềm tự hào của địa phương. Ngày trở về sau đăng quang của tân Hoa Hậu thực sự là ngày hội của người dân quê Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc.” Thật thế sao?

Lễ đón tiếp long trọng được nhà chức trách địa phương cử công an “tiền hô hậu ủng,” có nhiều bậc cao niên khăn đóng, đứng xếp hàng đón chào.

Theo truyền thông Việt Nam, hàng nghìn dân làng đã đổ xô đi đón hoa hậu, từ em nhỏ đến các cô, các chị túa ra đường chào đón tân Hoa Hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà chẳng khác gì một người hùng. Bà con ai nấy đều rạng rỡ, hớn hở, nô nức cầm hoa vẫy cờ vui như đi trẩy hội và tự hào khi nhắc về cô gái này.

Ngày xưa, trạng nguyên vinh quy bái tổ, được mô tả là “chồng tôi cỡi ngựa vinh quy, hai bên có lính hầu đi dẹp đường, tôi ra đón tận góc làng, chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem!” Bây giờ không có lính lệ thì đã có công an hộ tống, và giới chức địa phương y phục chỉnh tề, có bọn trẻ ùa ra đầu ngõ xem mặt hoa hậu.

Cái mà hoa hậu khuyên dân làng “hãy tự tin và theo đuổi ước mơ,” mơ ước này phải chăng, ngày sau trau dồi nhan sắc, không trở thành hoa hậu được thì cũng cố gắng có cơ hội lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan.

Báo chí Việt Nam quả có hơi quá lời về chuyện “tài sắc vẹn toàn.” Sắc thì chỉ trong phạm vi cái nước Việt nhỏ bé, mà tài thì chưa thấy là tài gì, chứ thông thường trả lời câu hỏi chung kết, thì hoa hậu trả lời ngu không chịu nỗi. Và ở Việt Nam, chuyện  công an bắt quả tang nhiều hoa hậu, á hậu, diễn viên nổi tiếng đang bán dâm thì cũng là chuyện “thường ngày…ở Huyện!”

Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, chuyên về nghề rèn cha truyền con nối, hãnh diện đón tiếp con em mang danh hiệu Hoa Hậu Việt Nam 2020, “vinh quy bái tổ” thì còn hiểu được. Đằng này hình ảnh cô Đỗ Thị Hà, tân Hoa Hậu Việt Nam 2020, ngồi trịnh trọng trên ghế trong chuyến về trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong khi thầy Hiệu Trưởng Phạm Hồng Chương đứng chắp tay “khúm núm” báo cáo trước một cựu sinh viên của mình, theo dư luận là không chấp nhận được.

Phong cách của vị hiệu trưởng này cũng dễ hiểu, theo báo Tiền Phong thì hiệu trưởng Phạm Hồng Chương đã phát biểu “Nhà trường rất tự hào khi nữ sinh Đỗ Thị Hà thể hiện năng lực, phong cách và truyền thống sinh viên nhà trường trong quá trình dự thi và trở thành Hoa Hậu Việt Nam. Đây là dấu ấn vượt bậc của phong trào, hoạt động sinh viên nhà trường.”

Câu phát biểu rất tối nghĩa vì “năng lực, phong cách trong quá trình dự thi và trở thành Hoa Hậu Việt Nam” thì có liên quan gì đến truyền thống của sinh viên nhà trường, và với khả năng và tư cách gì, ông Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân lại có khả năng “trợ giúp để cô Hà hoàn thành sứ mệnh của Hoa Hậu Việt Nam!”

Xin mượn lời nhà văn Nguyễn Đình Bổn ở trong nước, bình luận trên trang cá nhân: “Hạ cấp! Mọi giá trị giáo dục đã bị đảo lộn. Nếu trước đây một ông giáo làng, một thầy cô dạy tiểu học đã được mọi người cung kính, thì ngày nay một hiệu trưởng đại học cũng dễ dàng tự biến thành một tên hề rẻ tiền trước mắt thiên hạ. Không phải vì dân Việt không còn coi trọng giáo dục mà vì giáo dục tự hạ thấp mình, như bức ảnh này, một bức ảnh mô tả rõ ràng sự hạ cấp của nó. Thầy, không chỉ thằng đứng mà cả đứa ngồi, vừa ngu vừa bần, trò vừa ngu vừa láo!”

Giáo dục ngày nay ở trong nước, cứ theo những phát biểu của các chức sắc giáo dục, thì chẳng cần chủ trương đào tạo con người có học vấn, đạo đức mà muốn đào tạo thành những con người mang nhan sắc, để làm giàu cho quốc gia. Vì như phát biểu của Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Thuần, Viện Trưởng Viện Khoa Học Đại Học Bình Dương trước đây không lâu, là “sắc đẹp của phụ nữ là tài sản quốc gia!”

Có lẽ rồi đây các Đại Học đang đào tạo cho nữ sinh viên trong nước, nên đổi thành các trại thẩm mỹ, làm đẹp cho sinh viên bằng cách bơm, cắt, vá, độn, để đạt được chỉ tiêu của “ba số,” để làm được như hoa hậu Việt Nam: “muốn cống hiến tốt đẹp đến quê hương Thanh Hóa nói chung và xã Cầu Lộc nói riêng.”

Việc đi thi hoa hậu đâu phải là một nhiệm vụ đáng khuyến khích của một sinh viên, như những điều mà Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tâng bốc, và hạ minh trước cái vương miện, và để ở Hậu Lộc, “cả làng ra xem!”

“Rừng vàng biển bạc” ở đâu, lâu nay để cho ai khai thác? Không lẽ giờ đây, cha con nhà nó chỉ còn một cái “An Nam nhất thốn thổ” đem ra khoe! [kn]

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất