66.1 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Khai thác cát quá mức Đồng bằng sông Cửu Long: Nguy cơ sạt lở lan tỏa khắp nơi – DKN.News

blank
Ảnh chụp màn hình Dân Trí.

Liên quan đến tình trạng khai thác cát quá mức gây ra nhiều thiệt hại đến kinh tế, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua, ông Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái vùng ĐBSCL cho Dân Việt biết.

Hiện nay, sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn ra khắp nơi ở ĐBSCL, mà nguyên nhân chính là do thiếu phù sa và thiếu cát. Nguyên nhân đằng sau sự thiếu hụt phù sa và cát, là do các đập thủy điện Mekong chặn phù sa và cát, và do khai thác cát trên sông Mekong ở tất cả các quốc gia dọc sông, trong đó nhiều nhất là ở Campuchia và Việt Nam. Ông Thiện giải thích: “Nguồn cát đi từ thượng nguồn sông Mekong về đến ĐBSCL mất vài chục năm mới đến nơi, vì cát mỗi năm chỉ di chuyển được vài trăm km trong mùa lũ. Do cát di chuyển ở đáy sông nên khi có đập thủy điện chắn ngang sông thì cát sẽ bị chặn lại 100%”.

“Hiện nay, vẫn còn một lượng ít cát về ĐBSCL mỗi mùa lũ là số cát đã di chuyển xuống bên dưới, trước khi có các đập thủy điện và nay tiếp tục di chuyển xuống nhưng trong tương lai sẽ không còn cát về ĐBSCL nữa – ông Thiện nói. Ở ĐBSCL, khai thác cát ở một nơi, thì toàn bộ dòng sông và đoạn bờ biển 250km ở vùng cửa sông Cửu Long từ Tiền Giang qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng tới Bạc Liêu bị đói cát. Quá trình bồi đắp ĐBSCL tiến ra biển như trong 6.000 năm vừa qua bị dừng lại và quá trình đảo ngược diễn ra, bờ biển bị thụt lùi.

blank
Ảnh chụp màn hình Dân Việt.

Ông Thiện cho rằng, hệ thống sông Cửu Long là một hệ, khi khai thác cát trên dòng chính sông Tiền, sông Hậu tạo ra những hố sâu. Dòng chảy sẽ khỏa lấp và tái phân phối đáy sông làm hạ thấp toàn bộ đáy sông Tiền, sông Hậu. Khi đáy sông của dòng chính sông Tiền, sông Hậu bị sâu thì sẽ rút đáy các sông nhánh ra. Sông nhánh bị sâu thì rút đáy sông con ra. Vì vậy sạt lở lan tỏa khắp nơi ở đồng bằng, kể cả những kênh rạch nhỏ, nơi không có khai thác cát.

Đồng bằng Sông Cửu Long dần biến mất

Trên tờ BBC tiếng Việt, khai thác cát sông đang dần dần khiến Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam biến mất. Nơi đây là chốn mưu sinh của khoảng 20 triệu người và đóng góp một nửa nguồn lương thực cho quốc gia này cũng như phần lớn sản lượng gạo cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.

Nước biển dâng vì biến đổi khí hậu là một nguyên do khiến đồng bằng đang dần mất đi diện tích đất gần bằng 1,5 sân bóng đá mỗi ngày. Nhưng mặt khác, các nhà nghiên cứu tin rằng con người đang cướp cát khỏi đồng bằng.

Trong nhiều thế kỷ, đồng bằng đã bồi đắp phù sa từ các dãy núi ở Trung Á nhờ dòng sông Mekong. Nhưng vài năm gần đây, ở từng quốc gia dọc theo dòng sông, các công ty khai thác cát đã bắt đầu hút số lượng cái khổng lồ khỏi đáy sông.

Theo nghiên cứu năm 2013 do ba nhà nghiên cứu Pháp thực hiện, khoảng 50 triệu tấn cát bị khai thác chỉ riêng trong năm 2011 – đủ để phủ khắp thành phố Dever (Hoa Kỳ) với lượng cát dày khoảng 5cm.

Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây trên dòng sông Mekong và khoảng 12 con đập khác đang được dự kiến đưa vào xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những con đập này đã chặn dòng phù sa chảy về bồi đắp cho vùng đồng bằng.

Nói cách khác, dù tình trạng sạt lở tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục, nhưng quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên không còn nữa.

blank
Ảnh chụp màn hình Thanh Niên.

Các nhà nghiên cứu trong Chương trình Sông Mekong Mở Rộng của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tin rằng với tình trạng này, một nửa đồng bằng này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.

Tình hình càng trầm trọng thêm khi tình trạng khai thác cát ở sông Mekong và các dòng sông khác ở Campuchia và Lào đã khiến bờ sông sạt lở, kéo theo đồng ruộng và nhà cửa.

Nhiều nông dân ở Myanmar cho biết tình trạng tương tự cũng đang xảy ra dọc dòng sông

Khai thác cát sông đã gây ra thiệt hại hàng triệu đô la về cơ sở vật chất khắp thế giới. Trầm tích bị khuấy lên dưới đáy sông khiến cho hệ thống cấp nước tắc nghẽn. Và khai thác tất cả vật liệu từ bờ sông đã khiến móng cầu lộ ra và không còn gì dựa vào.

Ở Ghana (Nằm ở Tây Phi, tiếp giáp vịnh Guinea, nằm giữa Cote d’Ivoire và Togo), những kẻ khai thác cát đã đào quá sâu vào lòng đất đến mức chúng làm lộ cả móng của những ngôi nhà bên đồi, gây nguy cơ sập nhà.

Đây không phải chỉ là nguy cơ trên lý thuyết. Khai thác cát đã khiến một cây cầu ở Đài Loan sập vào năm 2000 và một cây cầu khác sập ở Bồ Đào Nha ngay khi một xe bus đi qua cầu, khiến 70 người thiệt mạng.

Nhu cầu với các loại cát silica có độ tinh khiết cao, dùng để chế tác thủy tinh và các sản phẩm công nghệ cao cấp như bảng năng lượng mặt trời và vi mạch máy tính cũng tăng cao.

Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực tại Mỹ tăng cao cũng khiến nhu cầu về các loại cát tinh khiết và có độ bền cao tăng lên.

Kết quả là: hàng mẫu đất nông trại và rừng ở miền quê Wisconsin, là nơi vô tình có rất nhiều loại cát quý giá này, đã bị xẻ thịt.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất