75.4 F
San Jose
Monday, September 25, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Lithuania dũng cảm đối đầu với Trung Cộng, thế giới nên lắng nghe

Lithuania là một quốc gia nhỏ nằm dọc ven biển Baltic với diện tích 65,000 km vuông, dân số khoảng 2.8 triệu người. Còn Trung Quốc là quốc gia rộng nhất châu Á với diện tích khoảng 9.6 triệu km vuông, dân số 1.4 tỷ người. Mặc dù vậy, trong những tháng gần đây, chính phủ Lithuania đã thực hiện một loạt các hành động chống lại Trung Cộng, khiến các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Pháp không khỏi bất ngờ.

Lithuania đối đầu với Trung Cộng
Một góc phố Uzupis, tọa lạc trong phố cổ Vilnius – thủ đô của Lithuania ngày 28 tháng 9 năm 2020. (Ảnh: Ludovic Marin/ AFP/Getty Images)

Kể từ khi kết luận Trung Cộng đã phạm tội diệt chủng trong các cuộc đàn áp ở Tân Cương, Lithuania đã từ chối nhận đầu tư từ Trung Cộng, và dự định mở văn phòng đại diện thương mại tại Đài Loan. Ngày 22/5, Lithuania cũng quyết định rút khỏi Diễn đàn Hợp tác giữa khối 17 nước Trung Âu, Đông Âu và Trung Quốc, do Bắc Kinh đứng đầu.  Những hành động gần đây của Lithuania cũng cho thấy, mối quan hệ giữa Trung Cộng và các tổ chức thuộc khối EU mà Lithuania tham gia đang ngày càng xấu đi. Theo kênh thông tấn AFP của Pháp, hành động của Lithuania khiến Bắc Kinh hoàn toàn nổi giận.

Lithuania đối đầu với Trung Cộng
Hình ảnh người dân địa phương tham gia ủng hộ chiến dịch “Con đường Hongkong” vào ngày 23 tháng 8 năm 2019, tại thủ đô Vilnius của Lithuania. (Hình ảnh: Petras Malukas/AFP/Getty Images)

Thứ bảy tuần trước, sau khi Lithuania rút khỏi diễn đàn hợp tác 17+1 giữa Trung Quốc và các nước Trung Âu, Đông Âu, thì hiện tại diễn đàn chỉ còn 16+1, bao gồm 11 nước EU (Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Latvia, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia) và 5 nước còn lại là Albania, Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia, Bosnia và Herzegovina (Bosnia và Herzegovina là một quốc gia).

Để thực hiện ý đồ chia để trị và bành trướng thế lực, Bắc Kinh đã cung cấp một lượng lớn vaccine và khẩu trang miễn phí cho 5 quốc gia cuối cùng. Tuy nhiên, việc cho Cộng hòa Montenegro vay 1 tỷ USD để làm đường khiến Trung Cộng rơi vào tình thế bất lợi. Trung Cộng liên tục vướng vào các bê bối như: tự rót tiền vào công ty cầu đường của mình để trúng thầu xây dựng công trình ở Montenegro, bị cáo buộc hối lộ cho các chính trị gia, nợ xấu, đình trệ thi công, vân vân. Ngoài ra, nếu không trả được nợ, Montenegro sẽ phải nhượng các phần đất đã thế chấp cho Trung Quốc khi đi vay, bao gồm cả các cảng biển quan trọng của Montenegro. Theo Đài EuroNews của Châu Âu, mọi sự “thu mua” tương tự như trên sẽ giúp Trung Cộng sở hữu các lãnh thổ “có chủ quyền” ở Montenegro và dần thâu tóm Montenegro. 

Như vậy, việc Lithuania nhận định Trung Cộng đang ngang ngược bành trướng thế lực trong nền kinh tế toàn cầu là hoàn toàn đúng đắn. Trong một  email gửi cho tờ báo chính trị Hoa Kỳ Politico, Bộ trưởng Ngoại giao Liva Gabrielius Landsbergis nói: “Không còn 17+1 nữa, Lithuania đã rút lui.” Ông còn kêu gọi các nước khác trong EU cũng tiến hành tương tự.

Hiển nhiên, một liên minh EU giàu có và dân chủ hơn sẽ là lựa chọn tốt hơn cho Lithuania. Ông Landsbergis đã bày tỏ với Politico rằng: “Liên minh châu Âu (EU) mạnh nhất khi tất cả 27 quốc gia thành viên cùng hành động dựa trên các thể chế của khối. Cùng triển khai chích vaccine ngừa COVID-19 để đẩy lùi đại dịch là ví dụ gần nhất cho thấy một EU27 đoàn kết. Sự thống nhất là chìa khóa thành công trong quan hệ của EU với các đối tác bên ngoài và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ”.

Ngoài ra, khi Liên minh EU trừng phạt một số quan chức Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, Bắc Kinh trả đũa ngay bằng việc trừng phạt 10 cá nhân và 4 thực thể EU. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa EU và Trung Cộng đang dần rạn nứt. 

Theo báo cáo của AFP, ông Landsbergis đã kêu gọi các nước thành viên EU áp dụng mô hình 27+1, cùng nhau hợp tác thống nhất và hiệu quả để đối phó với Trung Cộng.

Vào ngày 20 tháng 5, Quốc hội Lithuania đã thông qua một kiến nghị, kết tội Trung Cộng đã phạm phải tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và yêu cầu Uỷ ban Châu Âu xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh.

Cùng ngày, Nghị viện Châu Âu dựa theo kết quả bỏ phiếu, đã đóng băng Thỏa thuận đầu tư Trung-Âu cho đến khi Trung Cộng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các thành viên của Nghị viện Châu Âu và các học giả Châu Âu. Cuộc bỏ phiếu này đã giáng một đòn nặng vào Bắc Kinh. Chính sách diệt chủng và chiến lược ngoại giao hiếu chiến (ngoại gia chiến lang) đã đẩy Trung Cộng ra xa khỏi các đối tác thương mại lớn nhất thế giới của mình.

Hai sự kiện trên có thể là nguyên nhân thôi thúc Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania tuyên bố rút khỏi Diễn đàn 17+1 của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chỉ có Lithuania tuyệt giao với Trung Cộng, điều này cho thấy các nước thành viên EU cũng đang bối rối trong việc nên hay không nên duy trì quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế lâu dài với Bắc Kinh.

Lịch sử đấu tranh chống lại các nước đế quốc của Lithuania.

Trong thế kỷ 18 và 19, Lithuania từng nhiều lần bị chia cắt và chiếm đóng bởi các đế quốc như Nga, Phổ, Pháp, Đức và Ba Lan. Cũng từ quá trình chống lại sự cai trị của các đế quốc và bảo vệ chủ quyền, Lithuania đã rút ra nhiều bài học xương máu. Đây rất có thể là một trong những nguyên nhân khuyến khích giới lãnh đạo Lithuania một mực chống lại ý đồ tăng cường sức ảnh hưởng tại các nước EU của Trung Cộng.

Năm 1795, Lít-va bị nước Nga Sa Hoàng sáp nhập, ý thức dân tộc của người Lithuania lên cao trong suốt thế kỷ XIX. Vào thế kỷ 19, nhiều cuộc nổi dậy của người Lithuania chống lại ách thống trị của người Nga đã nổ ra. 

Năm 1840, bộ luật pháp Lithuania, có từ thế kỷ 16, đã bị bãi bỏ. Hành vi áp đặt chủ nghĩa đế quốc văn hóa của Nga đã nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh khôi phục chủ quyền của người Lithuania. Dưới sự thống trị của Nga, người Lithuania đã âm thầm quảng bá văn hoá và ngôn ngữ của nước họ thông qua các hệ thống trường học không chính quy và sách vở nhập lậu từ Đức. 

Lithuania đối đầu với Trung Cộng
Ngày 23 tháng 8 năm 2019, tại thủ đô Vilnius, Lithuania, dân chúng tổ chức tưởng niệm “Con đường Baltic”. “Con đường Baltic” là một cuộc biểu tình hòa bình diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1989, khi xấp xỉ hai triệu người cùng nắm tay tạo thành một chuỗi dài hơn sáu trăm cây số trải qua ba nước vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia để phản đối chế độ Xô Viết chiếm đóng các nước Baltic này.  Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng sự kiện trên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người tìm kiếm tự do trên khắp thế giới, trong đó có chiến dịch “Con đường Hongkong” diễn ra ở Hongkong.  (Hình ảnh: Petras Malukas/AFP/Getty Images)

Ngày 23 tháng 8 năm 2019, tại thủ đô Vilnius, Lithuania, dân chúng tổ chức tưởng niệm “Con đường Baltic”. “Con đường Baltic” là một cuộc biểu tình hòa bình diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1989, khi xấp xỉ hai triệu người cùng nắm tay tạo thành một chuỗi dài hơn sáu trăm cây số trải qua ba nước vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia để phản đối chế độ Xô Viết chiếm đóng các nước Baltic này.  Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng sự kiện trên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người tìm kiếm tự do trên khắp thế giới, trong đó có chiến dịch “Con đường Hongkong” diễn ra ở Hongkong.  (Hình ảnh: Petras Malukas / AFP/Getty Images)

Năm 1905, Quốc hội Lithuania đã lợi dụng tự do hóa trong “Cách mạng Nga” để yêu cầu thành lập một thực thể Lithuania tự trị. Năm 1915, Lithuania đã trở thành vùng Chiếm đóng quân sự của Đức. Mục tiêu của chính quyền Đức là tạo ra một nhà nước Lithuania làm vệ tinh của Đức sau hiệp ước hòa bình cuối cùng. Do đó, vào tháng 2 năm 1918, Lithuania tuyên bố khôi phục nền độc lập. Tuy nhiên, đất nước vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Đức. Quân Đức bắt đầu rút lui sau khi đình chiến vào tháng 11 năm 1918.

Sau chiến tranh thế giới thứ I, năm 1919, quân đội Liên Xô tiến quân tấn công Lithuania nhưng bị Ba Lan đánh đuổi, nước Cộng hòa Lithuania mới được thành lập. Hai năm sau, Lithuania tham gia vào Liên minh Quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập chủ quyền.

Năm 1940, Hồng quân Liên Xô liên minh với Đức Quốc xã tái chiếm Lithuania, Lithuania trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô Viết, khi đó 35 nghìn người Lithuania bị trục xuất. 

Năm 1941, Đức tấn công Liên xô và chiếm lại Lithuania, trong trận hỗn chiến, khoảng 250 ngàn người Lithuania đã tử vong, đa số họ là người Do Thái. 

Năm 1944, Liên Xô tái chiếm Lithuania, lần này người Lithuania đã quyết tâm chiến đấu đến cùng, họ áp dụng lối đánh du kích để phản đòn. Cuộc chiến tranh dai dẳng đến đầu những năm 1950.  

Từ năm 1947 đến năm 1949, nhà lãnh đạo Liên Xô là Joseph Stalin, đã trục xuất khoảng 220 ngàn người Lithuania và ép buộc Lithuania tiến hành cải cách văn hoá. Trong khi đó, Lithuania vẫn quyết liệt duy trì các cuộc vận động dân chủ.

Từ năm 1988, những người theo đường lối của đảng Cộng sản Liên Xô không thành, Liên Xô công nhận nền độc lập của Lithuania. Năm 1990, Lithuania tuyên bố độc lập. 

Sau nhiều năm nỗ lực, năm 2004, Lithuania trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Lithuania và Trung Cộng ngày nay

Theo khảo sát năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Lithuania không hoàn toàn ghét Trung Cộng, cụ thể là chỉ có 33% người Lithuania có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc, trong khi 45% có cái nhìn rất tích cực. Ngược lại, 85% người Nhật, 70% người Thụy Điển và 67% người Canada có cái nhìn tiêu cực về siêu cường Châu Á này.

Những người Lithuania tiếp nhận điều tra phỏng vấn đã đưa ra đánh giá về Trung Cộng dựa trên tầm nhìn kinh tế của họ, điều mà họ phàn nàn về Trung Cộng chỉ là, Trung Cộng đã cướp đi cơ hội việc làm và công nghệ của họ. “Ở Lithuania, 55% những người cho rằng nền kinh tế của họ đang tốt đẹp thì đều có quan điểm tích cực về Trung Quốc, còn lại 33% là những người cho rằng nền kinh tế đang bất ổn, chênh lệch 22%”. Khảo sát của Pew năm 2019 cho thấy, 34 quốc gia có quan điểm tiêu cực về trung quốc, chiếm tổng cộng 41%.

Người Lithuania đã trải qua hàng trăm năm bị các nước đế quốc đô hộ. Điều họ không muốn nhất chính là thấy một cường quốc đạt được tham vọng làm bá chủ thế giới, nắm trong tay quyền sinh sát nhân loại, đó rất có thể là Trung Quốc.

Chính phủ Lithuania đã có lập trường hết sức cứng rắn chống lại Trung Cộng. Chiến lược chia để trị của Trung Cộng có lẽ là một tín hiệu khiến EU và các quốc gia khác trên thế giới tỉnh ngộ. Một đất nước trải qua hàng trăm năm xiềng xích nô lệ, cuối cùng cũng được giải phóng vào năm 1990, họ đang cố gắng nói với chúng ta một thông điệp gì đó về Trung Quốc và chúng ta nên lặng lẽ lắng nghe.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất