73.5 F
San Jose
Tuesday, September 26, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Nghiên cứu của một bà mẹ (P1): Các nước Bắc Âu không phải là thiên đường xã hội chủ nghĩa

Là mẹ của một đứa trẻ 17 tuổi ở một tiểu bang nghiêng hẳn về dân chủ, tôi thường được hỏi về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể trả lời, vì vậy tôi đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng. Tôi đoán đây là tình huống mà nhiều độc giả của The Epoch Times gặp phải: phải thảo luận về những chủ đề này với gia đình và bạn bè.

Nghiên cứu của một bà mẹ
Stockholm, Thụy Điển ngày 27/07/2020. (Ảnh: Jonathan Nackstrand/AFP qua Getty Images)

Một ý kiến mà tôi nhận được là: “Phải, tôi biết chủ nghĩa cộng sản là xấu. Nhưng tôi muốn chủ nghĩa xã hội, giống mẫu hình ở Thụy Điển hay các nước Bắc Âu khác”.

Quả thực, các nước Bắc Âu thường được những người cánh tả – như ông Bernie Sanders, ông bà Clinton, và ông Barack Obama – coi là những mô hình chủ nghĩa xã hội “tốt đẹp”. Năm 2010, National Public Radio ca ngợi Đan Mạch là “một quốc gia dường như phá vỡ các quy luật trong lĩnh vực kinh tế”. Mặc dù có mức thuế cao nhưng nó lại là một trong những đất nước có “tỷ lệ nghèo thấp nhất trên thế giới, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế phát triển ổn định và hầu như không có tham nhũng.”

Năm 2003, cựu Thủ tướng Chính phủ theo phe dân chủ xã hội của Thụy Điển Göran Persson đã sử dụng một con ong nghệ làm ví dụ minh họa cho nền kinh tế của đất nước mình: “Với thân hình quá nặng và đôi cánh nhỏ, nó được cho là nó không thể bay – nhưng nó lại có thể bay.”

Tiến sĩ Nima Sanandaji, một nhà nghiên cứu và tác giả người Thụy Điển, đã viết cuốn sách “Chủ nghĩa ngoại lệ ở Bắc Âu: Văn hóa, Thị trường và Sự thất bại của Chủ nghĩa xã hội theo Con đường thứ ba” (Scandinavian Unexceptionalism: Culture, Markets and the Failure of Third-Way Socialism) đưa ra lời giải thích rất hay về thực tế ở các nước Bắc Âu. Hãy để tôi tóm tắt cuốn sách này cho quý vị nếu quý vị không có thời gian đọc nó.

Văn hóa – chứ không phải là nhà nước phúc lợi – dẫn đến thành công của các quốc gia Bắc Âu

“Một nhà kinh tế học người Bắc Âu từng nói với ông Milton Friedman (nhà kinh tế học người Hoa Kỳ đạt giải Nobel kinh tế năm 1976): ‘Ở Bắc Âu, chúng tôi không có đói nghèo.’ Ông Milton Friedman trả lời: ‘Điều đó thật thú vị, bởi vì ở Hoa Kỳ, trong số những người Bắc Âu, chúng tôi cũng không có đói nghèo.’” – Trích dẫn bởi giáo sư Joel Kotkin của Đại học Chapman

Nhà nước phúc lợi không phải là lý do dẫn đến thành công của các nước Bắc Âu. Các xã hội Bắc Âu đã đạt được sự bất bình đẳng về thu nhập thấp, mức nghèo đói thấp, và mức độ tăng trưởng kinh tế cao trước khi nhà nước phúc lợi hình thành.

Trước khi thực hiện các chính sách này, từ năm 1870 đến năm 1936, tốc độ tăng trưởng của Thụy Điển là cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khi nhà nước phúc lợi dần dần được khai triển từ năm 1936 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Thụy Điển đã giảm xuống đứng thứ 13.

Theo Tiến sĩ Sanandaji, “Mức độ tin cậy cao, đạo đức nghề nghiệp mạnh mẽ, sự tham gia dân sự, sự gắn kết xã hội, trách nhiệm cá nhân và các giá trị gia đình là những đặc điểm lâu đời của xã hội Bắc Âu, và có trước thời nhà nước phúc lợi. Những thể chế xã hội sâu sắc này giải thích tại sao Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy có thể nhanh chóng phát triển từ các quốc gia nghèo khó trở thành những quốc gia giàu có khi công nghiệp hóa và nền kinh tế thị trường ra đời vào cuối thế kỷ 19. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng cho sự gia tăng thịnh vượng của Phần Lan sau Thế chiến II”. (Tất cả các trích dẫn trong bài viết này được trích từ sách của ông Sanandaji trừ khi có ghi chú khác.)

Cuốn sách trên chỉ ra rằng tín ngưỡng, khí hậu và lịch sử dường như đã đóng một vai trò nào đó trong việc hình thành những nền văn hóa đặc biệt này. Các quốc gia này có dân chúng đồng nhất về nền tảng tôn giáo và văn hóa. Những người theo đạo Tin Lành có xu hướng có đạo đức nghề nghiệp cao; một môi trường tự nhiên rất khắc nghiệt khiến Bắc Âu trở thành một nơi khó tồn tại trừ khi người nông dân làm việc đặc biệt chăm chỉ; nhiều nông dân sở hữu đất đai của mình và hoàn toàn kiểm soát thành quả lao động của họ. Do đó, làm việc chăm chỉ mang lại sự tưởng thưởng về tài chính cho họ.

Văn hóa đóng vai trò quan trọng. Chính văn hóa, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và nhà nước pháp quyền đã làm cho các quốc gia Bắc Âu trở nên thịnh vượng và có thể thực hiện các chính sách phúc lợi mà không gây hậu quả bất lợi nghiêm trọng. Cũng là nền văn hóa ấy đã hun đúc nên sự thành công của con cháu những người Bắc Âu di cư sang Hoa Kỳ. Hầu hết những người di cư này đến Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 trước khi thực hiện các chính sách nhà nước phúc lợi. Họ không phải là những nhóm tinh hoa, nhưng hậu duệ của họ thành công hơn những người bà con của họ ở Bắc Âu, điều này cho thấy rằng các chính sách nhà nước phúc lợi đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế.

Các nước Nam Âu, chẳng hạn như Ý, Pháp và Hy Lạp, đã áp dụng các chính sách phúc lợi nhà nước tương tự như các nước Bắc Âu, nhưng có kết quả kém thuận lợi hơn nhiều. Một lần nữa, điều này cho thấy rõ ràng rằng văn hóa thực sự có vai trò quan trọng.

Chính sách nhà nước phúc lợi làm suy yếu các giá trị và văn hóa Bắc Âu

“Phải mất thời gian để tích luỹ được mức vốn xã hội rất cao trong các nền văn hóa Bắc Âu. Và cần thời gian để các mô hình phúc lợi hào phóng bắt đầu hủy hoại đạo đức nghề nghiệp mạnh mẽ tại các quốc gia này”. – Tiến sĩ Nima Sanandaji, Nhà nghiên cứu Thụy Điển

Chính sách giúp định hình nhân cách của một xã hội. Khi người dân Bắc Âu đã quen với việc đánh thuế cao và các khoản phúc lợi hào phóng của chính phủ, ý thức về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của họ dần dần bị mai một đi.

Trong một cuộc khảo sát năm 1981-1984, khi được hỏi rằng “yêu cầu các lợi ích từ chính phủ mà bạn không xứng được hưởng không bao giờ là chính đáng phải không”, 82% người Thụy Điển và 80% người Na Uy đã đồng ý. Nhưng trong một cuộc khảo sát tương tự vào năm 2005-2008, chỉ có 56% người Na Uy và 61% người Thụy Điển đồng ý với tuyên bố này.

Các phúc lợi hào phóng làm giảm động lực làm việc hoặc làm việc chăm chỉ. Nó cũng làm suy yếu động lực dạy con làm việc chăm chỉ của các bậc cha mẹ. Ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào các khoản chi trả phúc lợi của chính phủ. Và sự phụ thuộc sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Lượng dân số ngày càng tăng này sau đó đã bỏ phiếu ủng hộ một chính phủ nhiều phúc lợi hơn và lớn hơn, và do đó đánh thuế cao hơn. Điều này đã thúc đẩy các nước Bắc Âu hướng tới những sự cực đoan của chủ nghĩa xã hội.

Người Bắc Âu có chấp nhận thuế cao hơn không? Không.

“Ảo tưởng tài khóa làm sai lệch các quyết định dân chủ và có thể dẫn đến việc tái phân phối ‘quá mức’”. – Jean-Robert Tyran, Nhà kinh tế Thụy Sĩ và Rupert Sausgruber, nhà kinh tế học người Áo

Người dân Bắc Âu chưa nhận thức đầy đủ về cái giá cho một chính phủ lớn hơn. Các chính trị gia đã tạo ra một “ảo tưởng tài chính” trong đó phần lớn các loại thuế là gián tiếp hoặc ẩn đi, ví dụ như những khoản thuế có hiệu lực trước khi trả lương, dưới dạng phí của người sử dụng lao động hoặc đóng góp an sinh xã hội của người sử dụng lao động và những khoản thuế đã bao gồm trong giá niêm yết của hàng hóa, như VAT. Những khoản thuế này cuối cùng đánh vào tất cả mọi người, nhưng họ không nhận thức được chúng.

Tiến sĩ Sanandaji mô tả một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2003: “Công chúng Thụy Điển được yêu cầu ước tính tổng số thuế mà họ đã nộp. Những người trả lời đã được nhắc để nêu tất cả các hình thức đánh thuế trực thu và gián thu. Gần một nửa số người được hỏi tin rằng tổng số thuế chiếm khoảng 30-35% thu nhập của họ. Vào thời điểm khảo sát, mức thuế tổng cộng đánh vào một người có thu nhập trung bình, bao gồm cả thuế tiêu dùng, là khoảng 60%”.

Theo cơ sở dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tính toán của Tiến sĩ Sanandaji, từ năm 1965 đến năm 2013, gánh nặng thuế của tất cả các quốc gia Bắc Âu đã tăng lên đáng kể, nhưng hầu hết các loại thuế công khai của họ đều giảm, ngoại trừ Đan Mạch. 

Điều này đã thành công tạo ra một ảo tưởng rằng việc mở rộng của chính phủ sẽ không tốn nhiều chi phí. Vậy thì tại sao lại không bầu cho các chính trị gia muốn mở rộng quy mô chính phủ và tăng phúc lợi?

Thử nghiệm xã hội chủ nghĩa thất bại ở Thụy Điển

“Thụy Điển là nhà vô địch thế giới về ‘tăng trưởng thất nghiệp’”. – Tiêu đề một bài báo năm 2006 trên nhật báo kinh doanh Thụy Điển Dagens Industri

Từ đầu kỷ nguyên dân chủ xã hội vào những năm 1930 cho đến những năm 1960, các nước Bắc Âu vẫn tương đối tự do theo định hướng thị trường và có mức thuế tương tự như các quốc gia công nghiệp phát triển khác … Nhưng vào đầu những năm 1970, các chính sách dân chủ xã hội cấp tiến được thông qua, và gánh nặng tài chính và chi tiêu chính phủ chạm tới mức cao.

Thụy Điển đã tiến xa nhất về phía chủ nghĩa xã hội trong số các quốc gia Bắc Âu kể từ cuối những năm 1960. Ý tưởng cơ bản là thay thế thị trường tự do bằng một mô hình gần hơn với nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. “Không chỉ tăng gánh nặng thuế tổng thể mà hệ thống mô hình mới này còn phân biệt đối xử nặng nề đối với các cá nhân sở hữu doanh nghiệp. Khi chính trị cực đoan hóa, hệ thống dân chủ xã hội bắt đầu thách thức yếu tố cốt lõi của mô hình thị trường tự do: tinh thần doanh nhân.”

Theo nhà kinh tế Thụy Điển Magnus Henrekson, vào năm 1980, “thuế suất cận biên hiệu dụng (thuế cận biên cộng với tác động của lạm phát) đánh vào các doanh nghiệp Thụy Điển đã lên tới hơn 100% lợi nhuận của họ.” Điều này có nghĩa là một doanh nhân tư nhân sẽ thực sự mất tiền nếu họ kiếm được lợi nhuận. Ông Henrekson rút ra kết luận rằng các chính sách thuế này đã được “phát triển theo tầm nhìn của một nền kinh tế thị trường không có các nhà tư bản và doanh nhân cá thể”.

Kết quả của chính sách này rõ ràng: việc thành lập các doanh nghiệp mới đã giảm đáng kể sau năm 1970. Năm 2004, “38 trong số 100 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất ở Thụy Điển bắt đầu hoạt động với tư cách là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân ở đất nước này. Trong số những công ty này, chỉ có hai công ty được thành lập sau năm 1970. Không có công ty nào trong số 100 công ty lớn nhất (xếp hạng theo việc làm) được thành lập ở Thụy Điển sau năm 1970. Hơn nữa, từ năm 1950 đến năm 2000, mặc dù dân số Thụy Điển tăng từ 7 triệu lên gần 9 triệu, nhưng chỉ số tạo thêm việc làm ròng trong khu vực tư nhân gần như bằng không.”

Đối với các công việc trong khu vực công, chúng đã tăng lên đáng kể cho đến cuối những năm 1970. Tại thời điểm đó, khu vực công không thể phát triển lớn hơn vì thuế đã lên đến mức cao nhất có thể. “Khi nhà nước phúc lợi không thể phát triển lớn hơn, việc tạo thêm việc làm nói chung đã dừng lại – cả khu vực tư nhân và khu vực công đều không mở rộng.”

Vào đầu những năm 1980, “các quỹ của người lao động” đã xuất hiện ở Thụy Điển. Đó là việc lấy đi một phần lợi nhuận của các công ty và chuyển chúng vào các quỹ do liên đoàn lao động kiểm soát. Mục đích là đạt được chủ nghĩa xã hội một cách vừa phải bằng cách chuyển dần quyền sở hữu các công ty tư nhân cho các công đoàn. “Mặc dù hệ thống này đã bị bãi bỏ trước khi nó có thể biến Thụy Điển thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng nó đã khiến những người sáng lập IKEA, Tetra Pak, H&M và các công ty rất thành công khác rời khỏi đất nước này.”

Chính sách đáng sợ về “các quỹ của người lao động” cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1991, đó là khoảng thời gian Thụy Điển phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II. Phải mất gần hai thập kỷ để việc làm đạt mức như trước năm 1990. Trong khi so với cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, Thụy Điển chỉ mất 7 năm để khôi phục việc làm.

Cuối cùng, Cải cách Phúc lợi

“Vài thập kỷ trước, Thụy Điển là quốc gia theo xã hội chủ nghĩa hơn so với các nước Bắc Âu khác. Đó cũng là đất nước đã cải cách nhiều nhất”. – Tiến sĩ Nima Sanandaji, Nhà nghiên cứu Thụy Điển

Bắt đầu từ những năm 1990, hầu hết các quốc gia Bắc Âu, ngoại trừ Na Uy, đều nhận ra rằng cải cách phúc lợi là không thể tránh khỏi. Năm 1969, một trong những mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới được tìm thấy ở vùng biển Na Uy. Sự giàu có từ dầu mỏ khiến nó có thể duy trì các hệ thống phúc lợi hào phóng. Vì Thụy Điển và Na Uy khá tương thích về nhiều mặt ngoại trừ cải cách phúc lợi, nên đây là một thử nghiệm tuyệt vời để nhìn thấy tác động của cải cách.

Cải cách ở Thụy Điển bao gồm giảm trợ cấp phúc lợi, giảm thuế, tự do hóa thị trường lao động và thực hiện các cơ chế gác cửa cho việc nhận trợ cấp ốm đau và tàn tật. Sau cải cách, từ năm 2006 đến năm 2012, dân số được hỗ trợ bởi các phúc lợi của chính phủ đã giảm từ 20% xuống 14% ở Thụy Điển. Trong khi đó, dân số được chính phủ hỗ trợ ở Na Uy chỉ giảm dưới 1% trong cùng khoảng thời gian.

Những người Na Uy trẻ tuổi có rất ít động lực để làm việc chăm chỉ. Do đó, các nhà tuyển dụng chuyển sang sử dụng cả lao động nước ngoài, bao gồm cả từ Thụy Điển. Từ năm 1990 đến năm 2010, số lượng người Thụy Điển trẻ làm việc tại Na Uy đã tăng hơn 20 lần do mức lương cao hơn ở Na Uy bởi doanh thu từ dầu mỏ. Theo khảo sát của các nhà tuyển dụng Na Uy, 3/4 người tham gia cho biết thanh niên Thụy Điển làm việc chăm chỉ hơn thanh niên Na Uy.

Sau cuộc cải cách, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009, Thụy Điển có thành tích kinh tế thật ấn tượng. Các cải cách dẫn đến tự do kinh tế nhiều hơn, động lực làm việc mạnh mẽ hơn, và ít phụ thuộc hơn vào phúc lợi của chính phủ.

Đan Mạch và Phần Lan cũng cải tổ hệ thống phúc lợi của họ. Ngay cả Na Uy cũng thực hiện một số cải cách thị trường. Nhiều cải cách khác có thể sẽ được thực hiện.

Một cảnh báo cho người dân Hoa Kỳ

Các quốc gia Bắc Âu đang trở lại cái gốc thị trường tự do của họ. Họ đã học được những bài học của mình thông qua việc tiến vào mô hình nhà nước phúc lợi hoặc thậm chí là chủ nghĩa xã hội dự kiến, và đã xoay chuyển trở lại từ ngõ cụt. Người Hoa Kỳ chúng ta không nên bị mê hoặc bởi tuyên truyền của cánh tả và rơi vào một tương lai thất bại.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất