55.9 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Nhà nghiên cứu Mỹ nói về biệt danh ‘có một không hai’ của ông Tập Cận Bình

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012. Giờ đây, gần 10 năm sau, biểu ngữ chống tham nhũng vẫn là một trong những biểu ngữ chính của chính quyền Tập Cận Bình, trong quá trình này ông Tập cũng được đặt biệt danh là ‘Người tăng tốc trưởng”, hàm ý ông Tập là người đang đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ.

blank

Theo một báo cáo gần đây của truyền thông nhà nước Trung Quốc, chính ông Tập Cận Bình đã nói: “Mặc dù đã đạt được những thành tựu lịch sử về tư cách đảng, xây dựng chính quyền trong sạch và đấu tranh chống tham nhũng, nhưng tình hình vẫn còn gay gắt và phức tạp. Cần phải thấy rõ rằng tham nhũng, rủi ro lớn nhất về quản trị của đảng, vẫn tồn tại”.

Dưới con mắt của một số nhà quan sát, tuyên bố của ông Tập Cận Bình khiến họ và nhiều người trong công chúng Trung Quốc bối rối vì họ không chắc liệu ông Tập Cận Bình có biết những người viết bài phát biểu kia rốt cuộc là đang ca ngợi hay chế giễu ông về sự bất tài trong chiến dịch chống tham nhũng được gọi là “đả hổ diệt ruồi” kéo dài gần 10 năm qua là mờ nhạt hoặc rõ ràng là đã thất bại.

Nhiều nhà quan sát, bình luận trong và ngoài nước cho rằng cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình chẳng qua là dùng danh nghĩa chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình. Trong quá trình này ông Tập cũng được đặt biệt danh là ‘Người tăng tốc trưởng”, hàm ý ông Tập là người đang đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ.”

Bình luận về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn gần đây với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Học giả khoa học chính trị người Mỹ Ke Ruikai, người chuyên nghiên cứu về các vấn đề chống tham nhũng của các chính phủ độc tài cho biết “Ông Tập Cận Bình thực sự đánh giá cao việc cai trị đất nước của những người theo chủ nghĩa pháp lý. Nói về kết quả sẽ như thế nào, tôi nghĩ vẫn khó đoán trước được, phép loại suy lịch sử là hữu ích, nhưng chúng ta rất khó để đưa ra một kết luận chính xác”. 

Ông nói thêm: “Nếu ai đó nói rằng Tập Cận Bình là người thúc đẩy chính, tôi nghĩ đó có thể là vì điều này. Tập trung quyền lực cá nhân là rất nguy hiểm, nó làm cho một chế độ có vẻ ổn định hơn, nhưng về lâu dài, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề cho chế độ”.

“Tôi nhớ rằng trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, một số nhà quan sát cảm thấy rằng sự ổn định của chế độ Trung Quốc đến từ sự lãnh đạo tập thể. Nhưng Tập Cận Bình đã thay đổi truyền thống này. Vì vậy, nếu bạn nghĩ lãnh đạo tập thể là nguồn gốc của sự ổn định, thì Tập Cận Bình là người chính thúc  thúc đẩy  sự sụp đổ của hệ thống ĐCSTQ”, ông Ruika nói.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất