61.8 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Ông Tập Cận Bình có thực sự quan tâm đến bế tắc trong tình hình ngoại giao?

Những tin tức về chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình ở tỉnh Phúc Kiến đã thống trị các đề mục của các hãng thông tấn chủ đạo của Trung Cộng trong ba ngày kể từ hôm 22/03. Truyền thông phủ sóng tràn ngập những bức ảnh ông Tập mỉm cười trong khi được đám đông vây quanh. Tôi tự hỏi có bao nhiêu lo lắng ẩn sau nụ cười mãn nguyện đó liên quan đến tình hình quốc tế đang xấu đi nhanh chóng.

Tập Cận Bình bế tắc trong ngoại giao
Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 04/03/2021. (Ảnh: Leo Ramirez/AFP qua Getty Images)

Cuộc hội đàm Hoa Kỳ-Trung Quốc đã thất bại. Họ đã không cải thiện được mối bang giao song phương, làm vô hiệu lời đề nghị nhanh chóng gặp gỡ ông Biden của ông Tập; mối bang giao Trung-Nhật xấu đi; Ấn Độ xích lại gần hơn với Hoa Kỳ về mặt quân sự; Hàn Quốc gia hạn hiệp định quân sự với Hoa Kỳ; và EU cùng các nước trong nhóm Ngũ Nhãn (Five Eyes) đã nhất trí trừng phạt và lên án Trung Cộng. Nhưng Trung Cộng đã nhất quyết trả đũa; Hiệp định Đầu tư Toàn diện của Trung Quốc-EU đã bị tạm dừng; nhiều quốc gia khác nhau đã triệu tập đại sứ của Trung Cộng; và liên kết EU-Trung Quốc đang đi vào bế tắc.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình vẫn ung dung thị sát Phúc Kiến. Điều này thật bất thường.

Những người xung quanh ông Tập không thể không biết cái nào là quan trọng hơn, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, quan hệ với châu Âu, hay chuyến thăm Phúc Kiến. Có thật ông Tập Cận Bình không quan tâm? Hoặc có lẽ ông Tập thực sự tin rằng ngoại giao “chiến lang” là đủ để đối phó với Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác?

Ở bất kỳ quốc gia nào khác, một nhà lãnh đạo sẽ tạm dừng việc thị sát và xem xét các biện pháp đối phó cùng các thành viên nội các. Tuy nhiên, ông Tập lại nhấn mạnh vào chuyến đi thị sát vô nghĩa của mình. Có lẽ là ông Tập và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của ông đã gặp gỡ riêng thông qua hội nghị truyền hình. Có lẽ, họ chỉ đơn giản là đã không có giao tiếp gì. Rốt cuộc, ai có thể giải thích sự xuống dốc trong ngoại giao này? Nếu không có chỉ thị của ông Tập, làm sao ông Dương Khiết Trì, ông Vương Nghị, và Bộ Ngoại giao dám thốt ra những lời lẽ ngông cuồng và thậm chí trả đũa nhắm vào EU? Chuyến đi thị sát cơ sở có vẻ như thoải mái của ông Tập nói lên nhiều điều về sự bất lực của ông ta.

Trung Cộng đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga đến thăm Trung Quốc, nhưng chuyến viếng thăm này đã được tổ chức tại Quế Lâm, cách Bắc Kinh hơn 1,000 dặm. Ông Tập chính xác là đã không ngoại giao với vị chính khách của Nga này. Đã không có cuộc gặp xã giao nào giữa ông Tập và các đại biểu đó. Điều này đã phơi bày thẳng thừng những dối trá về cái gọi là liên kết đối tác chiến lược chặt chẽ Trung Quốc-Nga. Một tuyên bố chung đã không nói gì về một cuộc gặp tiềm năng giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin. Tôi tự hỏi đây là kiểu liên kết đối tác chiến lược gì.

Trung Cộng đã tỏ rõ sự căm ghét và khó chịu của mình bằng việc phỉ báng Hoa Kỳ và Nhật Bản vì đã “thông đồng” để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Sau cuộc hội đàm qua video giữa 4 nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ngay lập tức có cuộc hội đàm 2+2. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng có kế hoạch thăm ông Biden vào tháng Tư. Đây là biểu hiện của một đồng minh thực sự. Ngược lại, liên minh Trung-Nga mang tính biểu tượng nhiều hơn, và không có nhiều hợp tác thực chất. Ngoại giao cao cấp một-đối-một do Trung Cộng thúc đẩy đã không diễn ra suôn sẻ giữa Trung Quốc và Nga, chứ chưa nói đến với các nước khác.

Trung Cộng có thể sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao chiến lang của mình với nhiều chỉ thị hơn nữa của ông Tập. Hôm 24/03, Tân Hoa xã đã đăng một bài báo có tiêu đề “Bộ Ngoại giao: Không chấp nhận các hành động triệu tập đại sứ Trung Quốc không chính đáng của một số nước EU.” Những biện pháp trừng phạt trả đũa của Trung Cộng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan của EU đã tạo ra tình trạng bất ổn và mở đầu cho một loạt các sự cố ngoại giao với các nước EU. Nhưng Trung Cộng vẫn tuyên bố, “Trung Quốc không gây rắc rối, nhưng chúng tôi sẽ không nao núng trước các hành động khiêu khích hoặc bị các bên khác dọa dẫm.”

Cùng ngày, Tân Hoa xã đã đăng một bài báo khác, “(Được phép Xuất bản) Báo cáo về Vi phạm Nhân quyền ở Hoa Kỳ năm 2020.” Khi Trung Cộng không ngừng tấn công Hoa Kỳ và EU, ông Tập Cận Bình tiếp tục thị sát Phúc Kiến, nhưng bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng, rõ ràng đã đang gặp khó khăn khi phải tự mình giải quyết các hậu quả. 

Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 24/03, vấn đề xử phạt các vi phạm nhân quyền của Trung Cộng trở thành chủ đề chính. Bà Hoa Xuân Oánh, một quan chức điển hình của Trung Cộng, không thể làm gì khác ngoài việc lớn tiếng chỉ trích những vấn đề nhân quyền ở các nước phương Tây. Một phóng viên hỏi, “Có sự mâu thuẫn rõ ràng giữa những nhận xét của bà về tình hình nhân quyền ở các quốc gia cụ thể… với những tuyên bố lặp đi lặp lại của chính phủ Trung Quốc rằng không quốc gia nào khác có quyền bình luận hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bà giải thích thế nào về sự mâu thuẫn này?” Bà Hoa rõ ràng đã bối rối và đặt câu hỏi về quốc tịch của người phóng viên này.

Trong cuộc họp báo một ngày trước đó, bà Hoa đã bị thử thách với một câu hỏi tương tự. Bà cố gắng tranh luận bằng cách liệt kê những vi phạm nhân quyền ở các nước phương Tây, nhưng một phóng viên đã hỏi, “Có phải chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng vì các quốc gia khác đã làm những điều khủng khiếp, mà họ phần nào tán thành việc mình hành động theo những cách nào đó không?” Bà Hoa rõ ràng đã miễn cưỡng nói rằng “đó là những vấn đề hoàn toàn khác nhau.” Đối mặt với cơn bão ngoại giao do Trung Cộng tạo ra, “chiến lang” kỳ cựu Hoa Xuân Oánh này cũng không thể chịu đựng nổi.

Nhìn bề ngoài, việc ông Tập đi thị sát cơ sở chỉ phản ánh sự bất lực của ông ta. Ông ta và các tổ chức tư vấn của mình cần đối mặt với những hậu quả từ lập trường ngoại giao cứng rắn của ông ta đối với EU, Hoa Kỳ và các nước khác, đồng thời tìm ra những lời giải thích cho nội bộ đảng về sự lãnh đạo của ông ta đã dẫn đến bế tắc ngoại giao này.

Ông Dương Vĩ (Yang Wei) đã theo sát các vấn đề Trung Quốc trong nhiều năm. Ông đã đóng góp bài bình luận chính trị về Trung Quốc cho The Epoch Times phiên bản tiếng Hoa kể từ năm 2019.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất