58.2 F
San Jose
Sunday, September 24, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Phó Tổng thống Hoa Kỳ công bố khoản đầu tư trị giá 25 triệu USD vào chiến dịch quyền bỏ phiếu

Phó Tổng thống Kamala Harris thông báo rằng Ủy ban Quốc gia Dân Chủ (DNC) đang đầu tư 25 triệu USD vào việc mở rộng sáng kiến ​​về quyền bỏ phiếu, “Tôi Sẽ Bỏ phiếu” (“I Will Vote”).

Hôm thứ Năm (08/07), Phó Tổng thống đã trình bày trong bài diễn văn của bà tại Đại học Howard rằng, “Chúng tôi muốn giúp đỡ để bảo đảm lá phiếu của quý vị được tính và đó là bởi vì nền dân chủ của chúng ta mạnh nhất khi tất cả mọi người cùng tham gia và … nền dân chủ quốc gia sẽ yếu hơn khi mọi người bị bỏ sót.”

Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Phó Tổng thống Kamala Harris nói chuyện từ South Court Auditorium trong khu phức hợp Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 23/6/2021. (Ảnh: Jacquelyn Martin/AP)

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Đảng Dân Chủ cho rằng Đảng Cộng Hòa trên toàn quốc đang cố gắng hạn chế quyền bỏ phiếu vì nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang Đảng Cộng Hòa đã đưa ra hoặc thông qua các dự luật để làm cho hệ thống bỏ phiếu của họ an toàn hơn khỏi gian lận. Đảng Dân Chủ nói rằng mọi phiếu bầu đều nên được tính và Đảng Cộng Hòa nói rằng chỉ những phiếu bầu trong cuộc bầu cử hợp pháp mới được tính.

Phó Tổng thống Kamala Harris đã được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm hồi đầu năm nay (2021) để lãnh đạo các nỗ lực về quyền biểu quyết của chính phủ. Khoản đầu tư 25 triệu USD này cùng với cam kết trước đó từ Chủ tịch DNC Jamie Harrison với số tiền là 20 triệu USD. Uỷ ban Hành động vì Hoa Kỳ Trước tiên (Priorities USA Action) là siêu Uỷ ban Hành động Chính trị (PAC) của Đảng Dân Chủ cũng cam kết chi 20 triệu USD để chống lại những gì họ gọi là nỗ lực “đàn áp cử tri.”

Các đảng viên Dân Chủ đã và đang kêu gọi những nỗ lực do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo nhằm bảo đảm hệ thống bỏ phiếu ở các tiểu bang của họ—chẳng hạn như yêu cầu ảnh thẻ căn cước để bỏ phiếu – là đàn áp cử tri, và một trong những nỗ lực bị chỉ trích nhiều nhất là của Georgia.

Đảng Cộng Hòa nói rằng những cải cách ở Georgia là để bảo đảm quyền bỏ phiếu nhưng cũng bảo đảm công bằng trong bỏ phiếu, bao gồm yêu cầu giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc được tiểu bang chấp thuận để bỏ phiếu vắng mặt qua thư. Luật này cũng quy định rằng các hộp bỏ phiếu an toàn phải được đặt bên trong các địa điểm bỏ phiếu trước kỳ với sự giám sát liên tục và mở rộng việc bỏ phiếu trước kỳ trên toàn tiểu bang để giải quyết mối quan tâm chính của Đảng Dân Chủ.

Luật này có tên là Đạo luật về Liêm chính Bầu cử năm 2021 (trước đây là SB 202) cũng rút ngắn chu kỳ bầu cử cho những cuộc bầu cử thay thế từ 9 tuần xuống còn 4 tuần và yêu cầu bỏ phiếu trước kỳ tối thiểu một tuần trước Ngày Bầu cử.

Hôm 26/03, trong cuộc họp báo cá nhân đầu tiên của mình, ông Biden đã chỉ trích đạo luật này là “một cuộc tấn công trắng trợn vào Hiến pháp và đạo đức lương tâm.”

“Luật này thêm vào những hạn chế cứng nhắc đối với những phiếu bầu vắng mặt sẽ tước đi một cách thực tế quyền bỏ phiếu của vô số cử tri. Và việc cung cấp nước cho cử tri trong khi xếp hàng chờ đợi là phạm luật – những quan điểm mà chính các quan chức Đảng Cộng Hòa đã tạo ra bằng cách giảm số lượng các điểm bỏ phiếu trên toàn tiểu bang, một cách không tương xứng ở các khu vực Người Mỹ gốc Phi Châu kế cận.”

Các điều khoản của SB 202 quy định rõ rằng không ai được sử dụng thức ăn, nước uống, hoặc của cải vật chất để gây ảnh hưởng đến cử tri. Tuy nhiên, các nhân viên phòng phiếu có thể cung cấp “nước tự phục vụ có sẵn từ một bình chứa nước không có người giám sát cho một cử tri đang xếp hàng bỏ phiếu.”

Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Phó Tổng thống của Đảng Dân Chủ Kamala Harris đang nói chuyện trước Diễn đàn Tổng thống tại Hội nghị Quốc gia lần thứ 110 của NAACP tại Trung tâm Cobo ở Detroit, Michigan, vào ngày 24/07/2019. (Ảnh: Jeff Kowalsky/AFP/Getty Images)

Trong lúc bà Harris gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi Châu, thì ông Biden sẽ có cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo cộng đồng, bao gồm đại diện của NAACP, Liên minh Quốc gia về Sự tham gia của Công dân Người Mỹ gốc Phi Châu, Liên đoàn Đô thị Quốc gia, Mạng lưới Hành động Quốc gia, Hội đồng Quốc gia về Phụ nữ Người Mỹ gốc Phi Châu, Hội nghị Lãnh đạo vì Dân sự & Nhân quyền và Ủy ban Luật sư về Quyền Công dân theo Luật.

Ông Biden đã chia sẻ lý do gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu.

Hôm thứ Năm (08/07), ông Biden cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội, “Chiều nay, tôi và phó tổng thống sẽ gặp gỡ các lãnh đạo người Mỹ gốc Phi Châu của các tổ chức kế thừa dân quyền. Chúng tôi có công việc khẩn cấp trước mắt – và chúng tôi cam kết làm mọi thứ có thể để bảo vệ quyền thiêng liêng được bỏ phiếu và thông qua Đạo luật Chính sách Công lý George Floyd.”

Bên cạnh Đạo luật Chính sách Công lý George Floyd, Đảng Dân Chủ đang cố gắng thông qua luật để thực hiện các cải cách sâu rộng đối với hệ thống bỏ phiếu của các tiểu bang. Đạo luật Vì Nhân Dân năm 2021 (H.R. 1) sẽ quốc hữu hóa các cuộc bầu cử, lấy đi quyền kiểm soát các cuộc bầu cử được điều hành theo cách của từng tiểu bang riêng lẻ.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất