58 F
San Jose
Saturday, September 23, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Sau 50 năm nối lại bang giao, sự thù hận của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ chưa từng thay đổi

Vào tháng bảy 50 năm trước, Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger đã đến thăm Trung Quốc. Vào tháng 7 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman cũng có chuyến thăm Trung Quốc nhưng lại vấp phải sự ghẻ lạnh của các nhà ngoại giao chiến lang Trung Cộng.

Vào ngày 26/7, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đến thăm Trung Quốc. Mặc dù bà muốn truyền đạt cho Trung Cộng thái độ của chính quyền Biden về “cạnh tranh khốc liệt nhưng không tìm kiếm sự đối đầu”. Tuy nhiên, đáp lại thái độ của bà, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong đã lên tiếng mắng mỏ Hoa Kỳ “làm nhiều điều xấu xa, còn muốn chiếm hết lợi ích”, lại còn đưa ra “hai danh sách sửa chữa” cho Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng mạnh miệng tuyên bố sẽ tổ chức “khóa học bổ sung” cho Hoa Kỳ vào ngày 15.

So với việc ông Kissinger đến thăm Trung Quốc cách đây 50 năm để “phá băng”, quan hệ Trung-Mỹ đã có những thay đổi gì?

Kỷ niệm 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Kissinger, Vương Kỳ Sơn đổi trắng thay đen

Vào ngày 9/7, Trung Cộng đã kỷ niệm 50 năm chuyến thăm bí mật của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tới Trung Quốc. Ông Kissinger hiện đã 98 tuổi, được Trung Cộng mời phát biểu trực tiếp, nói rằng chiến tranh Trung-Mỹ sẽ là một thảm họa và kêu gọi hai bên bắt đầu đối thoại càng sớm càng tốt.

sự thù hận của Trung quốc
Năm 2015, Tập Cận Bình gặp Kissinger tại Bắc Kinh. (Ảnh: Jason Lee-Pool/Getty)

Trong cuộc hội đàm Trung-Mỹ, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đã cáo buộc Hoa Kỳ “biến Trung Cộng trở thành kẻ thù trong tưởng tượng” và cảnh báo Hoa Kỳ cần “nắm chắc vận mệnh của chính mình.”

Tuyên bố của ông Vương Kỳ Sơn dường như tiếp nối tinh thần của ông Tập Cận Bình trong bài phát biểu ngày 1/7 năm nay. Trong bài phát biểu nhân Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, ông Tập đã trói buộc vận mệnh của Trung Cộng và người dân Trung Quốc lại với nhau, tuyên bố rằng, “người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào bắt nạt, đàn áp hoặc nô dịch chúng ta. Họ chắc chắn sẽ chịu cảnh đầu rơi máu chảy trước bức Vạn Lý Trường Thành bằng thép được xây dựng bởi hơn 1.4 tỷ người Trung Quốc”.

Bài phát biểu ngày 1/7 của ông Tập cũng gần tương tự với tuyên truyền của Trung Cộng cách đây 70 năm. Dưới đây là áp phích chống Hoa Kỳ của Trung Cộng 70 năm về trước.

sự thù hận của Trung quốc
Áp phích chống Hoa Kỳ của Trung Cộng “Thòng lọng công lý đang chờ đợi họ” (Ảnh: Tác giả Phương Linh, sáng tác năm 1950 do nhà xuất bản Mỹ thuật Nhân dân Bắc Kinh xuất bản)

Trong sự kiện Đại tiệc trăm năm 1/7, mặc dù ông Tập không nêu tên Hoa Kỳ, nhưng ông Vương Kỳ Sơn đã chỉ đích danh Hoa Kỳ trong tuyên bố của mình. Ông chỉ ra rằng Hoa Kỳ chính là thế lực ngoại bang sẽ chịu cảnh “đầu rơi máu chảy”. Ông cũng nhấn mạnh rằng trách nhiệm trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoàn toàn thuộc về Hoa Kỳ.

Mặc dù bài phát biểu của ông Vương rất hoà hợp với tư tưởng của Trung Cộng hiện tại, nhưng nó đã hoàn toàn trái ngược với sự thật và các chính sách mà Hoa Kỳ đã công bố.

Vào cuối tháng 5, ông Kurt Campbell, điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cho biết thời đại Hoa Kỳ và Trung Quốc qua lại với nhau đã kết thúc. Bởi vì chính quyền Tập Cận Bình chuyển sang chính sách đối ngoại cứng rắn. Ông nhắc đến chính sách “ngoại giao chiến lang”, “cuộc chiến kinh tế” chống lại Úc của Trung Cộng, và chỉ ra rằng điều quan trọng và cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng là hợp tác với các nước đồng minh để đối phó Trung Cộng.

Theo tờ The Wire China đưa tin ngày 11/7, ông Winston Lord, từng là Trợ lý đặc biệt của Ngoại trưởng Kissinger, cho biết, mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn tồi tệ nhất từ trước đến nay. Ông còn quả quyết cho rằng, đây chủ yếu là lỗi của Trung Cộng.

Ông Lord ủng hộ Hoa Kỳ “chuyển sang chính sách cứng rắn hơn”, nhưng nhấn mạnh rằng “chúng ta nên ngăn chặn tinh thần chống Trung Quốc. Vấn đề của chúng ta là Trung Cộng, chứ không phải người dân Trung Quốc.”

Điều đáng nói là sau khi Kissinger kêu gọi đối thoại Mỹ-Trung, tại cuộc gặp mặt với Thứ trưởng Ngoại giao Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Tạ Phong lại chỉ trích Hoa Kỳ. Ông nói ba thủ đoạn “cạnh tranh, hợp tác và đối đầu” của Hoa Kỳ là “thủ đoạn che mắt” để kiềm chế và đàn áp Trung Cộng.

Sau đó, trong hai ngày 3/8 và ngày 4/8, tờ Tân Hoa Xã đã đăng liên tiếp hai bài báo dài 10,000 chữ, chỉ trích Hoa Kỳ “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc” và “7 tội ác” của Hoa Kỳ. Đồng thời, chương trình News Broadcast của CCTV cũng liên tục chỉ trích và liệt kê “tội ác” của Hoa Kỳ.

Những phản ứng gay gắt của truyền thông Trung Quốc cho thấy, 50 năm sau, Trung Cộng lại một lần nữa công khai coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một của mình.

Ngoài mặt bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ nhưng vẫn không ngừng tuyên truyền chống Hoa Kỳ

Nhà văn Tra Kiện Anh, sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, đã đăng tải một bài viết trên tạp chí Kết nối Trung Quốc vào ngày 11/7, bà nói mình đã “lớn lên bằng việc nghe tuyên truyền chống Hoa Kỳ độc ác mỗi ngày”.

Bài viết của bà Tra nhắc lại một sự thật mà cả Trung Cộng và Kissinger đều cố tình né tránh – ngay cả vào thời điểm Ngoại trưởng Kissinger và Tổng thống Nixon bắt tay vào cái được gọi là “hành trình phá băng”, Trung Cộng vẫn tuyên truyền chống Hoa Kỳ một cách kịch liệt cho người dân Trung Quốc.

Trong bài viết, bà Tra kể lại rằng Đảng đã sắp xếp chi tiết về thời gian và mức độ tuyên truyền chống Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon, tuyên truyền chống Mỹ tạm thời lắng xuống. Khi ông vừa rời đi, CCTV lại bắt đầu phát sóng bộ phim cách mạng “Cuộc tập kích bất ngờ bầy hổ trắng” với nội dung là “Kháng chiến chống Mỹ, viện trợ Bắc Hàn”.

Bà Tra viết, mặc dù nhiều người Trung Quốc được hưởng lợi từ “hành trình phá băng”, nhưng chính sách giao thiệp với Trung Quốc của Nixon và Kissinger chỉ là một trò chơi địa chính trị và một sự tính toán lạnh lùng. Họ không mơ tưởng đến việc có thể thúc đẩy Trung Quốc tiến tới dân chủ.

Theo một bài viết mang tên “Con đường Bắc Kinh” cũng đăng ngày 11/7 trên Kết nối Trung Quốc, ông Kissinger cũng thừa nhận rằng “Chúng tôi đều không hề có bất cứ mơ tưởng nào về việc thay đổi niềm tin cơ bản của đối phương”. Ông gọi bộ phim chiến tranh “Hồng sắc nương tử quân” là “hình thức nghệ thuật nhàm chán và ngột ngạt”. Ông Kissinger còn đánh giá “hệ tư tưởng của họ quá nặng nề và gần như cuồng tín.”

Theo trần thuật của hai quan chức Hoa Kỳ và cả những người Trung Quốc đã từng trải qua giai đoạn lịch sử đó, một trong những động lực chính thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước vào 50 năm trước là nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên Xô. Tuy nhiên, kênh Kết nối Trung Quốc lại phân tích rằng, hiện tại không có áp lực bên ngoài nào để Hoa Kỳ và Trung Quốc vượt qua rào cản hai bên.

Bà Tra Kiện Anh nhớ lại hơn 20 năm tuyên truyền chống Mỹ của Trung Quốc: Sau khi lên nắm quyền, Trung Cộng nhanh chóng tham gia Chiến tranh Bắc Hàn và gây chiến với Hoa Kỳ. Để loại bỏ tư tưởng ‘thân Mỹ’ hình thành trong xã hội Trung Quốc trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, Trung Cộng đã phát động Phong trào tam thị: “căm ghét, coi thường và khinh bỉ Hoa Kỳ” kể từ tháng 11/1950.

Bộ phận tuyên truyền Trung Quốc còn đặc biệt biên soạn một tập sách có tên “Nhận thức thế nào về Hoa Kỳ (Đề cương Tuyên truyền)” để tẩy não người dân Trung Quốc thù hận Hoa Kỳ. Năm 1951, Trung Cộng thậm chí còn huy động hơn một nửa dân số cả nước tham gia biểu tình chống Hoa Kỳ.

“Phong trào tam thị” đã định hình lại nhận thức của người dân Trung Quốc về Hoa Kỳ và biến hình ảnh thân thiện của Hoa Kỳ trong lòng người dân Trung Quốc trước năm 1949 thành một “nước đế quốc phản động” và “kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Trung Quốc. “

Phân tích: Trung Cộng chưa từng thay đổi thái độ, coi Hoa Kỳ như thù địch

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Cộng đã thay đổi chiến lược đối ngoại từ “che giấu năng lực và chờ đợi thời cơ” sang không ngừng công kích Hoa Kỳ. Quan hệ Trung-Mỹ một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Hình ảnh dưới đây là một áp phích tuyên truyền chống Hoa Kỳ từ những năm 1950 được đăng tải trong một bài báo của Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Trung Quốc vào ngày 3/5/2021.

sự thù hận của Trung quốc
(Ảnh: Bức tranh chống Hoa Kỳ của Trung Cộng trong Chiến tranh Bắn Hàn những năm 1950)

Tiến sĩ Trần Hiểu Nông của Đại học Princeton đã phân tích trên Đài VOA rằng quan hệ Trung – Mỹ đã trải qua năm giai đoạn: thù địch, trăng mật, lạnh nhạt, hợp tác và xích mích. Trong hai mươi năm đầu tiên sau khi lên nắm quyền, Trung Cộng luôn ở giai đoạn “thù địch”, từ đầu đến cuối hô hào “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ”. Trong gần 20 năm từ năm 1971 đến năm 1989 là giai đoạn “trăng mật”, Trung Quốc và Hoa Kỳ qua lại với nhau vì áp lực của Liên Xô, tuy Trung Cộng ngừng tuyên truyền chống Mỹ, nhưng không ngừng giáo dục chống Mỹ.

Sau đó, vì vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6, quan hệ giữa hai bên rơi vào giai đoạn “lạnh nhạt” trong gần 10 năm. Cuối cùng, khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ một lần nữa trở thành kẻ thù số một của Trung Cộng. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Giang Trạch Dân năm 1997, hai bên bước vào giai đoạn “hợp tác”, chủ yếu là hợp tác kinh tế. Khi ông Hồ Cẩm Đào nhậm chức, thái độ đối ngoại của Trung Cộng ngày càng trở nên cứng rắn, quan hệ Trung-Mỹ dần đi vào giai đoạn “xích mích”.

Ông Trình Hiển Nông cho rằng, tuyên truyền và giáo dục chống Hoa Kỳ là cơ sở hình thái ý thức cho tính hợp pháp của Trung Cộng. Trung Cộng phải chứng minh tính hợp pháp của mình bằng cách đánh bại các giá trị và thể chế của Hoa Kỳ.

Ông Robert Daly, Giám đốc Viện nghiên cứu Kissinger về Hoa Kỳ và Trung Quốc, nói với đài VOA rằng, về vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn luôn áp dụng đường lối hợp tác qua lại với Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Nhưng đường lối này giờ đã thay đổi, vì sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Cộng không còn “che giấu năng lực” nữa mà đã bắt đầu thách thức Hoa Kỳ.

Nhà bình luận Lý Lâm Nhất từng phân tích mối quan hệ Trung-Mỹ trong thời kỳ Giang Trạch Dân, nói rằng biểu hiện thân Hoa Kỳ của Giang Trạch Dân chỉ đơn thuần là thèm muốn các quỹ và công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ. Ông tin rằng Giang Trạch Dân luôn hăng hái “chống diễn biến hòa bình” và chĩa mũi dao về phía Hoa Kỳ. Ông Giang còn hăng hái xây dựng mặt trận thống nhất chống Hoa Kỳ, tích cực hợp tác với các nước hiếu chiến hung hãn, gửi cho họ vũ khí và công nghệ tiên tiến để gây rắc rối cho Hoa Kỳ và thế giới.

Ông Lý bình luận, trong suốt 50 năm kể từ khi Ngoại trưởng Kissinger đến thăm Trung Quốc, thái độ thù địch Hoa Kỳ của Trung Cộng chưa từng thuyên giảm. “Trên thực tế, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình, Trung Cộng chưa bao giờ thay đổi lòng căm thù và đối địch với Hoa Kỳ.” Nguyên nhân do đâu? “Bởi vì Hoa Kỳ đại diện cho các giá trị nhân văn phổ quát như nhân quyền và tự do, và duy trì trật tự quốc tế dựa trên các giá trị đó. Còn bản chất của ‘giả, ác, đấu’ của Trung Cộng hoàn toàn trái ngược với các giá trị phổ quát đó. Do đó Trung Cộng luôn coi Hoa Kỳ là kẻ thù.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất