69.9 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Tẩy chay Nike? Các ngôi sao thể thao Trung Quốc vẫn giữ im lặng

Thương hiệu thể thao Nike của Hoa Kỳ đã trở thành mục tiêu của các cuộc tẩy chay ở Trung Quốc, nhưng trái với thái độ ​​của các nghệ sĩ trong giới giải trí, những  ngôi sao thể thao có liên quan trực tiếp nhất vẫn giữ im lặng.

Các ngôi sao thể thao Trung Quốc
Một cửa hàng Nike ở Trung Quốc. (Ảnh: WANG Zhao/AFP)

Có những lý giải cho rằng họ đang chờ Ủy ban Thể thao Quốc gia bày tỏ quan điểm, còn có một số phân tích cho rằng Nike là nhà tài trợ lớn nhất cho các đội tuyển quốc gia Trung Quốc trong một thời gian dài, ngoài ra, họ không biết làm sao trước tình thế khó xử khi không gì có thể thay thế được các thiết bị thể thao cao cấp kia nếu chúng bị tẩy chay.

Thứ Bảy (27/03) là ngày thứ tư Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu nước ngoài từ chối dùng bông Tân Cương. Trước yêu cầu mạnh mẽ của dân mạng Trung Quốc về việc chấm dứt hợp đồng với Nike, hai gã khổng lồ thể thao Trung Quốc: Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc và Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc vẫn giữ im lặng.

Weibo chính thức của “Báo túc cầu” “Soccernews” có bài đăng vào sáng thứ Bảy rằng kể từ khi sự cố bông Tân Cương nổ ra, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc và nhóm trù bị giải đấu chuyên nghiệp đã rất chú ý và khẩn trương triệu tập một cuộc họp nội bộ về vấn đề này để lên án “hành vi sai trái của Nike” trong việc lựa chọn nguyên liệu bông. 

Bài báo cũng cho biết, đối với những “hành vi sai trái” của Nike, dù là Hiệp hội bóng đá Trung Quốc hay nhóm trù bị giải đấu chuyên nghiệp đều sẽ bảo lưu quyền giải quyết sâu hơn trong hợp đồng với Nike (tạm thời chưa giải quyết nhưng không khẳng định là sẽ không giải quyết).

Báo cáo đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc rất phấn khích, tin rằng Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc và Nike sẽ kết thúc hợp đồng trong thời gian không còn xa nữa, và quay sang Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc để bày tỏ lập trường của mình. Nhưng Weibo chính thức của “Báo túc tầu” không lâu sau đó đã lặng lẽ rút lại bài báo.

Nike là ông chủ lớn trong ngành thể thao Trung Quốc

Nike từ lâu đã tài trợ cho đấu trường thể thao của Trung Quốc và là một ông lớn trong ngành thể thao của Trung Quốc. Truyền thông trong nước Trung Quốc trước đó đã đưa tin rằng chỉ riêng bóng đá, năm 2018 Nike đã gia hạn hợp đồng thêm 10 năm với Giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc (Chinese Super League), với tổng giá trị tài trợ tiền mặt và sản phẩm lên tới 3 tỷ NDT; năm 2015 đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc cũng đã ký với Nike hợp đồng 12 năm, trị giá 1 tỷ nhân dân tệ.

Mặc dù Nike không còn là nhà tài trợ cho Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc CBA, nhưng hãng này cũng đã ký hợp đồng tài trợ 10 năm với Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc vào năm 2018. Số tiền cho đến nay vẫn là một bí mật. Đội tuyển bóng rổ quốc gia Trung Quốc cũng mặc áo thi đấu của Nike.

Đối với giới bóng rổ Trung Quốc mà nói, Nike không chỉ là nhà tài trợ vàng. Nike còn sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ về bóng rổ. Nếu Trung Quốc muốn đào tạo cầu thủ hoặc giao tiếp với NBA, họ phải nhờ đến sự trợ giúp của Nike.

Ngoài ra, ngày 08/01/2020, Nike và Hiệp hội điền kinh Trung Quốc đã gia hạn hợp đồng trước thời hạn 12 năm.

Cho đến nay, điều mà trong nước Trung quốc quan tâm nhất là Hiệp hội bóng rổ, Hiệp hội bóng đá và Hiệp hội điền kinh  vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vụ việc Bông Tân Cương.

Có tin đồn rằng các vận động viên ngôi sao Trung Quốc đang chờ chỉ lệnh của Trung Cộng

Trước làn sóng tẩy chay các thương hiệu như Nike…, nhiều ngôi sao showbiz nhanh chóng tạm biệt các thương hiệu nước ngoài, nhưng rất ít ngôi sao thể thao đứng ra bày tỏ quan điểm của mình.

Theo các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc, thế giới thể thao khác với ngành giải trí, quyết định này cần được đưa ra bởi Hiệp hội Bóng rổ và Hiệp hội Bóng đá, hơn nữa trước tiên phải được sự đồng ý của “đại ca” đứng sau: Tổng cục Thể dục thể thao của Trung Cộng.

Phóng viên Mạch Tuệ Phong của báo “Bóng rổ Tiên phong” cho biết: “Bạn nghĩ rằng đó chỉ là một đôi giày và một chút gọi là đứng ra đại diện, thực tế, đằng sau nó có rất nhiều vấn đề phải thực hiện. Thật không thực tế khi mong đợi cá nhân nào đó đứng lên và gánh vác mọi thứ, vẫn nên là khoan dung hơn đối với những người có liên quan, mọi người đều đang chờ đợi thái độ của cấp trên.”

Không có Nike, trang thiết bị chuyên nghiệp của các vận động viên Trung Quốc là một vấn đề

Một điều khác cho thấy nhu cầu trang bị của các vận động viên hoàn toàn khác so với nhu cầu của người tiêu dùng bình thường. Một số thiết kế cao cấp và tính năng kỹ thuật trong các thiết bị cơ bản của Nike và Adidas thì trong Trung quốc không có thương hiệu nào cùng đẳng cấp để có thể thay thế.

Và Nike là nhà cung cấp thiết bị cho nhiều đội tuyển quốc gia Trung Quốc, chẳng hạn như đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc, đội tuyển bóng rổ nam nữ quốc gia Trung Quốc và đội tuyển điền kinh quốc gia Trung Quốc v.v., đồng thời cũng là nhà tài trợ cho giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc và đã ký với những ngôi sao thể thao Trung quốc những hợp đồng có giá trị cao.

Dù là giày thể thao hay giày chạy bộ, không có công ty nào thay thế được Nike và Adidas tại thị trường nội địa Trung Quốc. Những ràng buộc thực tế này cũng dẫn đến sự thực là các vận động viên cấp quốc tế này cũng chỉ có thể cắt đứt mối liên hệ với Nike sau khi xác nhận rằng họ có thể có được trang bị loại khác tương đương.

Kiếm chuyện tẩy chay thương hiệu nước ngoài, lại chính là đập vỡ bát cơm của nhà mình

Cuộc tẩy chay kéo dài đến thứ Bảy, đã có một số cư dân mạng Trung Quốc đến các phòng phát sóng trực tiếp bán các sản phẩm của Nike, Adidas và các thương hiệu khác để chửi bới vô cớ. Họ còn yêu cầu đình chỉ phát sóng, gỡ bỏ các sản phẩm và uy hiếp đòi người phát sóng “thay đổi công việc.”

Một số cư dân mạng xuất hiện trước cửa hàng H&M đã giơ cao biểu ngữ phản đối, một số thì kích động hơn và la hét ầm ĩ trước mặt các nhân viên trung tâm đến can ngăn, cuối cùng họ đã bị cảnh sát đưa đi.

Ngay cả các blogger ở Trung Quốc cũng phải nhắc nhở rằng, đằng sau hành động tẩy chay hàng ngoại ở bề ngoài ấy, kỳ thực là “đang ném đá vào chân mình.” Hầu hết nhân viên trong các studio trực tiếp của Nike và cửa hàng H&M cũng là người Trung Quốc, và hầu hết hàng hóa được bày bán trong đó là hàng Trung Quốc, tẩy chay người khác không cẩn thận có thể là đập vỡ bát cơm của chính mình.

Một số cư dân mạng cũng để lại lời nhắn trên trang web của Epoch Times  rằng: “Lúc này, người dân Trung Quốc nên suy nghĩ thấu đáo hơn, nhiều lần Trung Cộng xúi giục các phong trào dân tộc chủ nghĩa đều dẫn đến đập phá cướp đoạt, như vậy chẳng phải là tài sản của chính người dân Trung Quốc bị đập phá sao. Các công ty nước ngoài đã cung cấp cho người Trung Quốc rất nhiều cơ hội việc làm như thế, ép các công ty nước ngoài bỏ đi, thì người chịu hại là ai, con cái của những quan chức cao cấp kia vẫn sử dụng hàng ngoại và nhập cư vào Hoa Kỳ như thường.

“Hơn nữa, lý do gì khiến các công ty nước ngoài không sử dụng bông Tân Cương? Đó là họ không sử dụng sản phẩm của những người dân Tân Cương bị cưỡng bức lao động. Các công ty nước ngoài thực sự đang giúp đỡ người dân Trung Quốc. Các công ty nước ngoài đang chống lại hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Cộng, vậy người Trung Quốc được gì khi tẩy chay các công ty nước ngoài? Kẻ đáng bị tẩy chay cũng là kẻ khởi xướng cuộc tẩy chay-Trung Cộng.

“Sự kích động chủ nghĩa dân tộc của Trung Cộng là nhằm đánh lạc hướng sự bất mãn của người dân đối với Trung Cộng. Cho nên mới nói, hãy nhìn rõ thực tế là Trung Cộng kích động người dân để chuyển hướng cuộc khủng hoảng về sự thống trị của nó. Đừng lại trở thành những con tốt và tay chân của Trung Cộng.”

Chuyên gia: Kích động sự tẩy chay của quần chúng là sự “tiếp tục làm cách mạng” của Trung Cộng theo kiểu mới

Trong số mới nhất của “Yokogawa Live,” ông Yokogawa, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc nói, nhìn chung tẩy chay các công ty là hành vi cá nhân của người tiêu dùng, mà tẩy chay tập thể quy mô lớn thường ảnh hưởng đến nền kinh tế và đe dọa đến chính phủ; nhưng Trung Cộng lại không phải vậy, nó là có tính quy luật, sau một thời gian, sẽ có 1 lần tẩy chay đối với các quốc gia hoặc công ty nước ngoài.

Ông nói, nói một cách chính xác, việc Trung Cộng khởi xướng hoặc lôi kéo người dân tẩy chay các thương hiệu nước ngoài chẳng qua là một hình thức mới của “tiếp tục làm cách mạng.”

Thời điểm tẩy chay trùng với thời gian 27 quốc gia trong EU cùng với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada trừng phạt 4 quan chức và một tổ chức ở Tân Cương. Ngoài việc công khai trả đũa các lệnh trừng phạt của Châu Âu và Vương quốc Anh… Trung Cộng còn nhắm vào các nhãn hiệu phương Tây đã công khai không sử dụng bông Tân Cương để trút giận.

Ông Yokogawa nói “Sự trả đũa ở cấp độ quốc gia không đủ để Trung Cộng hả giận, không thể làm tổn thương đối phương, và có cách tương xứng, bởi vì các nghị sĩ và học giả của nước khác không có tài khoản và biệt thự ở Trung Quốc, và không cần thị thực để đến Trung Quốc. Nếu đánh bên cứng không được thì đánh bên mềm yếu thôi, quốc gia đối với công ty thì bảo đảm là thắng chứ không thua. Đây là suy nghĩ của Trung cộng”.

Ông Yokogawa cho rằng lượng xuất cảng bông của Tân Cương không lớn và chủ yếu được xuất cảng sau khi sản xuất thành sản phẩm dệt có thương hiệu ở Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục tẩy chay các thương hiệu may mặc nước ngoài thì chịu thiệt hại cuối cùng vẫn là Trung Quốc.

Ông nói, “Nguồn gốc của sự tẩy chay của Trung Quốc là bông Tân Cương … Giờ đây, việc tẩy chay quy mô lớn đối với các thương hiệu quốc tế, cũng tức là [tẩy chay] một phần hàng dệt may xuất cảng của Trung Quốc, chính là đang ép các dây chuyền sản xuất phải nhanh chóng di dời ra nước ngoài và nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập ngoại hối và việc làm trong nước của Trung Quốc. Cả hai điều này đều là những thứ mà Trung Cộng cần nhất và không thể để mất vào lúc này.”

Ông Yokogawa cũng so sánh sự khác biệt giữa tẩy chay của Trung Quốc và tẩy chay của nước ngoài. Ví dụ: Giới kinh tế màu vàng Hồng Kông đang tẩy chay những cá nhân gây tổn hại cho người dân Hồng Kông. Ví dụ, họ tẩy chay thương hiệu bánh trung thu Maxim’s Group của Hồng Kông, vì bà chủ Ngũ Thục Thanh là người của Ủy ban thường vụ Hội nghị Chính hiệp Trung cộng (CPPCC) và ngoài việc ủng hộ việc dẫn độ về Trung Quốc, bà Ngũ còn đến Liên Hợp Quốc để biện hộ cho chính quyền Hồng Kông và Trung Cộng.

Ngoài ra còn có sự tẩy chay và ủng hộ ở Hoa Kỳ, bị tẩy chay là những hãng đưa tin giả và các công ty lớn công khai chống ông Trump (Donald Trump), chẳng hạn như CNN; được ủng hộ là các công ty đã bị áp bức vì ủng hộ ông Trump, chẳng hạn như GOYA, My Pillow v.v., tất cả đều là tự phát và liên quan trực tiếp đến bản thân họ.

Ông nói “Nhưng sự tẩy chay của người Trung Quốc có đặc điểm lớn nhất chính là không liên quan gì đến họ, thậm chí còn làm tổn hại đến lợi ích của chính họ.”

Ông nói thêm rằng chỉ có cuộc tẩy chay của cánh tả Hoa Kỳ là rất giống với Trung Quốc, chẳng hạn như My Pillow đã bị một số tổ chức cánh tả nhân danh người tiêu dùng đe dọa loại bỏ các chuỗi cửa hàng của họ.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất