55.2 F
San Jose
Thursday, September 21, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Tỉ lệ thất nghiệp của người gốc Á tăng vọt nhưng ít được chú ý

LOS ANGELES, California (NV) – Đại dịch COVID-19 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của người gốc Á. Báo mạng Sleeping Giant, số ra ngày 1 Tháng Mười, cho biết tỉ lệ thất nghiệp của người gốc Á tăng cao vì đại dịch nhưng lại không được chú ý đến.

Bài báo của Sleeping Giant viết: Từ tiệm nail của người gốc Việt đến tiệm bánh donut của người gốc Cambodia, các doanh nghiệp của người Mỹ gốc Á đều gặp khó khăn. Và các nhân viên Mỹ gốc Á bị thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả nước.

blank
Những người gốc Á nộp đơn xin việc ở một hội chợ việc làm. (Hình: Mario Tama/Getty Images)

Anh Jerry Raburn mất việc tại một công ty dịch vụ cho mượn tiền mua nhà ở Nam California vào Tháng Ba, chỉ sáu tháng sau khi anh được nhận.

Raburn, từ Thái Lan đến Mỹ khi mới 8 tuổi, cho biết: “Công việc kinh doanh giảm sút nghiêm trọng, và vì không đủ thâm niên, tôi đã mất việc.”

Hiện anh cùng mẹ, anh trai và em gái “share” phòng của một gia đình khác.

“Mọi thứ đều xuống dốc. Xui quá, tôi đang thất nghiệp và vẫn đang tìm việc,” anh Raburn nói.

Anh David Canlas, từ Philippines đến, cũng mất việc làm cố vấn cho các công ty “software” khởi nghiệp khi đại dịch xảy ra.

“Hiện tại, không ai có vốn để khởi nghiệp,” anh Canlas nói. “Không ai có đủ kinh phí để thuê một cố vấn như tôi. Thậm chí không ai thoải mái khi tôi vào văn phòng của họ.”

Tỉ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á tăng cao, trong hoàn cảnh thảm họa lan rộng vì đại dịch.

Một năm trước, tỉ lệ thất nghiệp ở người Mỹ gốc Á là 2.8%, thấp hơn so với người da trắng, da đen hoặc La Tinh.

Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á đã tăng vọt lên 15% vào Tháng Năm và con số này vẫn là 10.7% vào Tháng Tám, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 7.3% của người da trắng và 10.5% của người La Tinh. Chỉ người Mỹ gốc Phi có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn 13%.

Trong khi sự chênh lệch về việc làm giữa người Mỹ gốc La Tinh và người Mỹ gốc Phi đã thu hút nhiều sự chú ý trong đại dịch, tình trạng mất việc làm của người gốc Á lại ít được chú ý hơn.

Bà Marlene Kim, kinh tế gia tại đại học University of Massachusetts, nói: “Người gốc Á hoàn toàn bị lãng quên. Mọi người cứ cho rằng người Châu Á vẫn ổn định. Rằng họ là một ‘thiểu số kiểu mẫu’ (model minority). Rằng họ có công việc tốt và đang làm việc như thường.”

Hoàn cảnh địa lý đem đến một số thử thách mới. Người Mỹ gốc Á tập trung ở New York và California, là những nơi bị virus Corona gây ra thiệt hại nặng nề.

Nghề nghiệp cũng đóng một vai trò nhất định. Gần một phần tư lực lượng lao động người gốc Á đang làm việc trong các ngành như nhà hàng, tiệm bán lẻ và các dịch vụ cá nhân như tiệm nail.

Nhà kinh tế học Donald Mar của đại học San Francisco State University cho biết: “Những ngành này đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch và theo truyền thống, họ gồm nhiều người Mỹ gốc Á.”

Người Mỹ gốc Á cũng lo lắng về sự phân biệt đối xử và nói rằng Tổng Thống Donald Trump đã không giúp gì cho họ khi đã nhiều lần gọi là “vi trùng Trung Quốc.”

Ông Paul Ong tại đại học UCLA lưu ý rằng “China Town” ở Los Angeles, số người đi bộ và xe cộ giảm sớm hơn so với các khu phố thương mại khác của thành phố.

Ông nói: “Mọi người tránh những khu vực này một phần vì lầm tưởng rằng người Mỹ gốc Á dính dáng tới sự lây lan của virus Corona. Chắc chắn điều đó là không đúng sự thật và không công bằng. Nhưng không nghi ngờ gì khi nó bị phản ánh trong tác động đến nền kinh tế dân tộc.”

blank
Một nhóm người thất nghiệp ở New York. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Đó có thể là một vấn đề thực sự đối với những người gốc Á mới đến hoặc có trình độ tiếng Anh hạn chế. Trong thời gian bình thường, hệ thống kinh tế và xã hội của cộng đồng di dân có thể mở ra và mang lại cơ hội.

Nhưng ông Ong cảnh báo việc phụ thuộc quá nhiều vào các mạng đó có thể là một cái bẫy trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch.

Ông nói: “Nếu bạn thuộc khu vực dân thiểu số và tất cả các nhà hàng đều phải đóng cửa, thì cơ hội tìm việc của bạn là rất ít nếu không muốn nói là không có.”

Từ lúc mất việc, anh Raburn nộp rất nhiều đơn xin việc trực tuyến dù anh ta thấy quá khó khăn.

Anh cũng đang theo học đại học cộng đồng, và cho biết em trai anh đã có việc tại Home Depot.

Những thử thách này chưa làm tiêu tan hy vọng của những người di dân như anh.

Anh Raburn nói: “Cuộc sống ở bất kỳ quốc gia nào cũng khó khăn. Tôi tin rằng nước Mỹ sẽ khá hơn.” (ĐG) [qd]

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất