55.8 F
San Jose
Sunday, September 24, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Tin Thế Giới 3/8: Delta lây lan ‘như cháy rừng’; Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay

blank
Ảnh tổng hợp.

Malaysia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất từ trước đến nay

New Straitstimes – Malaysia đã chứng kiến ​​số ca tử vong do COVID-19 cao nhất từ ​​trước đến nay chỉ trong một ngày, với 219 ca tử vong được báo cáo hôm 2/8.

Đây là lần thứ hai số người chết do đại dịch của nước này vượt qua mốc 200 sau khi 207 bệnh nhân không thể chiến thắng được virus vào ngày 26/7. Đến nay Malaysia có tổng cộng 9.403 ca tử vong vì đại dịch.

Trong ngày, Malaysia cũng ghi nhận gần 15.800 ca mắc mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên gần 1,15 triệu ca. Hiện số trường hợp hồi phục ở Malaysia đã lên hơn 937.000 người.

Sự xuất hiện của biến chủng Delta đã khiến dịch bệnh bùng phát mạnh tại Malaysia. Để hạn chế đà lây lan của dịch, giới chức Malaysia đã áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Theo số liệu của giới chức y tế Malaysia, hơn 80% số ca nhiễm mới trong ngày ở nước này là người chưa tiêm chủng.

Indonesia tuyên bố làn sóng dịch thứ 2 đã đạt đỉnh

CNA – Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 2/8 cho biết làn sóng dịch COVID-19 thứ hai ở nước này đã đạt đỉnh. 

Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Sadikin cho biết: “”Chúng tôi nhận thấy Indonesia đã đi qua đỉnh dịch, đặc biệt tại các khu vực trên đảo Java. Những dấu hiệu khả quan đang bắt đầu xuất hiện”.

Biến thể Delta với mức độ lây nhiễm cao đã khiến tình hình dịch bệnh ở Indonesia trở nên nghiêm trọng hơn trong tháng qua. Số ca nhiễm tăng vọt gây ra tình trạng quá tải cho các bệnh viện, trong khi số ca tử vong tăng với mức cao kỷ lục.

Ngày 2/8, Indonesia ghi nhận thêm 22.404 ca nhiễm và 1.568 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này lên hơn 3,4 triệu ca nhiễm và 97.291 ca tử vong. Nước này đã ghi nhận kỷ lục 56.757 ca nhiễm mới vào ngày 15/7 và kỷ lục 2.069 ca tử vong ngày 27/7.

Số ca mắc COVID-19 tại châu Âu vượt mốc 60 triệu người

WHO – Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong.

Trong thông cáo, Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO tại châu Âu – bà Dorit Nitzan nhấn mạnh: “Hồi kết của đại dịch vẫn còn ở phía trước và đáng buồn là cho đến nay ở khu vực châu Âu đã có hơn 1,2 triệu ca tử vong do COVID-19. Điều quan trọng là các quốc gia phải tiếp tục nỗ lực phối hợp để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và những người có nguy cơ bị ảnh hưởng trong đại dịch”.

Ngoài ra, bà Nitzan cũng bày tỏ lo ngại về tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp tại châu Âu, đặc biệt là trong các nhóm dân số ưu tiên như “những người trên 60 tuổi, nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn và những người có bệnh lý nền”. Bà cho rằng tình trạng này có nguy cơ dẫn đến” nhiều trường hợp nhập viện và tử vong hơn”.

Thông cáo của WHO khu vực châu Âu cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi người dân đi du lịch. Cơ quan này nêu rõ: “Việc đi du lịch và tụ tập đông người có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch COVID-19. Nếu bạn muốn đi du lịch, hãy suy nghĩ về nhu cầu và đánh giá rủi ro của mình. Quyết định của bạn sẽ góp phần chấm dứt đại dịch này”.

Delta lây lan ‘như cháy rừng’, các bác sĩ lo ngại biến thể khiến bệnh nhân trở nặng hơn

Reuters – Trong bối cảnh biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh, đang lan rộng khắp thế giới, các chuyên gia về dịch tễ đang lo ngại biến thể của COVID-19 này sẽ khiến bệnh nhân trở nặng hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 30/7, trong một báo cáo nội bộ cảnh báo rằng biển thể Delta “có mức độ lây nhiễm nghiêm trọng hơn” so với các phiên bản trước đó.

Cơ quan này trích dẫn nghiên cứu ở Canada, Singapore và Scotland cho thấy những người bị nhiễm biến thể Delta có nhiều khả năng phải nhập viện hơn những bệnh nhân trước đó trong đại dịch.

Trong các cuộc phỏng vấn với Reuters, các chuyên gia về dịch bệnh cho biết ba nghiên cứu cho thấy nguy cơ lớn hơn từ các biến thể, tuy rằng quy mô nghiên cứu còn hạn chế và các kết quả vẫn chưa được tái xác nhận bởi các chuyên gia khác bên ngoài. Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm Delta cho biết các triệu chứng COVID-19 khởi phát nhanh hơn, và ở nhiều khu vực, tổng thể các ca nặng đã gia tăng.

Nhưng các chuyên gia cho biết cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn, để so sánh kết quả giữa số lượng lớn bệnh nhân trong các nghiên cứu dịch tễ, để xác định xem liệu một biến thể có gây bệnh nặng hơn các biến thể khác hay không.

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết có khả năng tốc độ lây truyền Delta bất thường cũng góp phần làm cho số lượng ca bệnh nặng đến bệnh viện ngày càng nhiều.

Theo báo cáo của CDC, bệnh Delta cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu và dễ lây lan hơn nhiều so với bệnh cúm thông thường.

Shane Crotty, một nhà virus học tại Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego, cho biết dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy biến thể có thể gây ra bệnh nặng hơn, cho thấy Delta tăng gần gấp đôi nguy cơ nhập viện so với phiên bản trước đó.

Trung Quốc: Dịch bùng phát mạnh, nhà chức trách yêu cầu bảo vệ Bắc Kinh “bằng mọi giá”

France24 – Hãng tin AFP cho biết hàng triệu người Trung Quốc đang sống trong các khu vực bị phong tỏa, trong bối cảnh nước này tìm cách kiềm chế đợt bùng phát virus corona lớn nhất trong nhiều tháng qua.

Hôm thứ Hai (ngày 2/8), nước này báo cáo 55 ca nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên số ca nhiễm ở Trung Quốc luôn là một ẩn số khi Bắc Kinh có một lịch sử che giấu dịch bệnh.

Đợt bùng phát mới nhất được cho là do biến thể Delta được ghi nhận ở thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô hôm 20/7, đến nay đã lan tới hơn 20 thành phố tại hơn chục tỉnh của Trung Quốc.

Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc – tâm dịch của Trung Quốc vào đầu năm 2020 – cũng ghi nhận 7 ca nhiễm trong cộng đồng ngày 2/8. Theo Tân Hoa xã, những người này được xác định là lao động nhập cư.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, trước đó Vũ Hán đã không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng kể từ tháng 6/2020.

Giờ đây, các thành phố lớn của Trung Quốc, gồm thủ đô Bắc Kinh, nơi tập trung các cơ quan đầu não của ĐCSTQ đang tiến hành xét nghiệm hàng triệu dân, phong tỏa các khu dân cư và cách ly các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm. Đến nay Bắc Kinh báo cáo chỉ ghi nhận 4 ca nhiễm trong đợt dịch mới nhất, đều liên quan tới thành phố Trương Gia Giới thuộc tỉnh Hồ Nam.

Trong cuộc họp hôm 1/8, các quan chức yêu cầu phải bảo vệ thủ đô Bắc Kinh “bằng mọi giá” thông qua các biện pháp được mô tả là nhanh nhất, nghiêm ngặt nhất và quyết đoán nhất.

Trong khi đó, ngày 2/8, hơn 1,2 triệu dân thành phố Chu Châu thuộc tỉnh Hồ Nam đã bị đặt trong tình trạng phong tỏa khắt khe. Chính quyền đã khai triển công tác xét nghiệm toàn thành phố và đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19. 

Thành phố Trương Gia Giới cũng phong tỏa toàn bộ 1,5 triệu dân.

DKN NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất