66.1 F
San Jose
Wednesday, September 27, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Trí tuệ vô hạn – Tài sản vô giá

Trí tuệ là một trong những điều mà nhân loại chúng ta hiện nay cần có hơn hết thảy.

Vậy nó chính xác là gì?

Trí tuệ vô hạn
“Trường học Athens” của Raphael, 1511. (Ảnh miền công cộng)

Tôi sẽ bắt đầu bằng việc nhận ra rằng con người có khả năng “hiểu” vạn vật theo ba cấp độ khác nhau.

Cấp độ đầu tiên và sơ cấp nhất là chỉ thông qua dữ liệu đơn thuần, bao gồm các sự kiện, số liệu, ngày tháng, con người và các quan sát. Đây là hình thức thấp nhất về sự hiểu biết.

Cấp độ thứ hai chính là kiến ​​thức, khả năng tổ chức và hệ thống hóa thông tin mà chúng ta nhận thức được từ đó hiểu ra nguyên nhân và kết quả của sự việc.

Cấp độ thứ ba và cao nhất đó là trí tuệ.

Những bộ óc siêu phàm trong lịch sử đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ, nhưng dưới đây tôi sẽ bàn luận về sự tương đồng trong những khái niệm đó.

Chúng ta bắt đầu với Socrates. Trong tác phẩm “Lời xin lỗi” của Plato, người bạn của Socrates là Chaerephon đã hỏi Nhà tiên tri ở Delphi rằng liệu có người nào thông thái hơn Socrates không. Nhà tiên tri Oracle trả lời là không có ai. Đáp án này làm cho Socrates phân vân, sau khi cân nhắc ông kết luận rằng câu trả lời của Nhà tiên tri có nghĩa là “Ông chỉ là người thông thái nhất trong số những người phàm, vì Socrates hiểu rằng người thông minh nhất là người thấy được thật ra mình chẳng biết gì”. Thông qua Socrates, chúng ta thấy rằng sự thông tuệ bao hàm ý thức về những giới hạn của bản thân và sự khiêm tốn.

Trong cuốn “Đạo đức Nicomachean”, học trò của Plato, Aristotle, đã phân biệt giữa hai loại trí tuệ: lý thuyết và thực tiễn. Trí tuệ lý thuyết về bản chất bao gồm kiến ​​thức và hiểu biết sâu sắc về một chủ đề cụ thể. Mặt khác, trí tuệ thực tiễn chính là kiến ​​thức để có được phong cách sống tốt, vì theo Aristotle, “Thực tế rằng việc có trí tuệ, sự thông thái mà không thể sống tốt hơn là không thể xảy ra”. Vì vậy, đối với Aristotle, trí tuệ luôn bao hàm cả kiến ​​thức sâu rộng và một lối sống đức hạnh.

Tuân Tử, triết gia Trung Quốc sống sau thời Aristotle, khẳng định rằng bậc trí giả là người trước tiên phải biết tự kiểm soát bản thân, từ đó xếp đặt các mối quan hệ xung quanh như gia đình, công sở hoặc đối với quốc gia nếu là bậc trị quốc.

“Sự tu dưỡng tâm tính của đấng quân tử không gì tốt hơn tính chính trực”, ông nói. Với tính chính trực này, một người có trí tuệ có thể hoà hợp với thế giới xung quanh: “Nếu bạn là người có khả năng tổ chức, sắp xếp bạn sẽ trở nên sáng suốt. Khi bạn được khai sáng, bạn có thể dung hoà với vạn vật. Luôn có thể biến đổi và dung hòa được thì gọi là Thiên đức.” Từ đó, chúng ta thấy rằng Tuân Tử tin rằng “Thiên đức” của trí tuệ bao gồm khả năng hòa hợp với thế giới xung quanh.

Tương tự như vậy, một số sách trong Kinh Thánh hầu như chỉ tập trung vào trí tuệ. Ví dụ, Vua Solomon đã nhận định Thượng Đế là cội nguồn của trí tuệ tối thượng. Theo lời của Thánh Thomas Aquinas, đã trích dẫn lời của Aristotle, “Nhiệm vụ xem xét nguyên nhân sâu xa nhất thuộc về trí tuệ,” điều mà Thánh Thomas cho là của Thượng Đế, Đấng tối cao xếp đặt trật tự vạn vật.

Và vì trí tuệ tối thượng được đồng hoá với Thượng Đế, Kinh Thánh có rất nhiều lời khuyên hãy lắng nghe những người có thẩm quyền cao hơn, những người có kinh nghiệm và sự thông tuệ. Sách về sự thông thái cũng nhấn mạnh rằng để có được sự minh triết, chúng ta cần phải lắng nghe những lời chỉ trích, và chấp nhận những lời khiển trách từ những người thông thái. Tương tự như vậy, Kinh Thánh cũng khẳng định những gì đã được Aristotle, Tuân Tử và nhiều người khác nói: trí tuệ có nghĩa là sống có đức hạnh.

Do đó, trí tuệ vượt xa những dữ liệu và kiến ​​thức theo nhiều cách.

Đầu tiên, trong khi thông tin dữ liệu và kiến ​​thức có thể được định hướng quanh những tác nhân bề mặt (vẻ đẹp trong nghệ thuật, thiết kế trong ngành kỹ thuật, luật trong luật học, v.v.), thì trí tuệ cuối cùng lại hướng đến căn nguyên tối hậu, đó là Thượng Đế. Như vậy, nó được áp dụng và định hướng mọi điều trong cuộc sống, vì cuộc sống bắt nguồn từ Thượng đế.

Thứ hai, trí tuệ đòi hỏi sự khiêm tốn, sẵn sàng chấp nhận lời khuyên và thậm chí cả lời khiển trách – là những điều vốn không yêu cầu phải thu thập dữ liệu hoặc kiến ​​thức.

Thứ ba, về bản chất, trí tuệ có mối liên hệ với đức hạnh, và do đó không chỉ là những gì chúng ta nghĩ về cuộc sống, mà còn là cách chúng ta sống như thế nào. Dữ liệu và kiến ​​thức chỉ là những điều trừu tượng trong tâm trí. Nhưng trí tuệ nhất thiết phải biểu hiện ra trong cuộc sống. Đó là một trạng thái hiện hữu. Nó vượt ra ngoài phạm vi kiến thức, và hiểu rằng dữ liệu và kiến thức sẽ không bao giờ có thể lấp đầy sự hiểu biết mà chỉ có thể dùng để mô tả.

Cuối cùng, trí tuệ phải được thúc đẩy bởi đam mê học hỏi, tình yêu cuộc sống, nhân sinh và cuối cùng cao hơn là lòng sùng kính Thượng Đế. Nhiều người có được kiến thức và dữ liệu chính xác trong đầu, nhưng nếu thiếu đi trí tuệ, họ có thể sử dụng sai vì họ không được nuôi dưỡng bởi tình yêu đối với bất cứ điều gì lớn hơn bản thân họ, vì như Thánh Phaolô đã nhận xét, “’Kiến thức’ vụt lóe lên, nhưng tình yêu sẽ bồi đắp.” Sở hữu dữ liệu và kiến ​​thức có thể thường dẫn đến sự kiêu ngạo. Sở hữu trí tuệ thì ngược lại.

Mặc dù bài viết này không cung cấp nội dung đầy đủ và toàn diện của trí tuệ, nhưng nó đủ để giúp cho chúng ta xác định những nét đặc trưng của một người trí tuệ theo như nhiều tư tưởng vĩ đại xuyên suốt lịch sử. Để trở thành một người trí tuệ, chúng ta – tối thiểu – phải:

  1. Kính sợ và tôn trọng Thượng Đế;
  2. Khiêm tốn thừa nhận những khiếm khuyết và hạn chế của bản thân;
  3. Lắng nghe những sửa đổi và lời khuyên của những người có uy tín, người lớn tuổi và những người có nhiều kinh nghiệm hơn; và
  4. Dung hòa tất cả những điều này để hướng tới một cuộc sống đức hạnh.

Đây là bốn nguyên tắc nằm trong chuyên mục Trí tuệ vô hạn, với mục đích là đem trí tuệ của những bộ óc siêu phàm trên khắp thế giới và lịch sử nhân loại áp dụng vào cuộc sống hiện đại — ngay cả khi, hoặc có lẽ đặc biệt là khi nó mâu thuẫn với quan điểm và các giả định của chính chúng ta.

Lý do rất đơn giản và đã được Vua Sa-lô-môn nói rõ 3,000 năm trước đây: “Hạnh phúc là khi con người ta tìm ra được trí tuệ, và trở nên hiểu biết, vì lợi ích có được từ trí tuệ còn trân quý hơn hết thảy vàng bạc trên thế gian.”

Joshua Charles cựu thành viên viết bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence, tác giả sách bán chạy số 1 của Thời báo New York, một nhà sử học, nhà văn/người viết truyện ma và diễn giả trước công chúng. Ông từng là cố vấn lịch sử cho một số bộ phim tài liệu và xuất bản sách về các chủ đề khác nhau, từ Tổ phụ sáng lập đến Israel, vai trò của đức tin trong lịch sử Hoa Kỳ, tác động của Kinh Thánh đối với nền văn minh nhân loại. Ông là biên tập viên cao cấp,nhà phát triển khái niệm của “Kinh Thánh tác động toàn cầu”, được xuất bản bởi Bảo tàng Kinh thánh có trụ sở tại D.C. vào năm 2017 đồng thời cũng là học giả thành viên của Trung tâm Khám phá Niềm tin và Tự do ở Philadelphia. Ông là một thành viên của Tikvah và Philos, đã diễn thuyết khắp đất nước về các chủ đề như lịch sử, chính trị, đức tin và thế giới quan. Ông cũng là một nghệ sĩ dương cầm có bằng thạc sĩ chính phủ và bằng luật. Bạn có thể theo dõi ông trên Twitter @JoshuaTCharles hoặc xem JoshuaTCharles.com.

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất