51.9 F
San Jose
Thursday, September 28, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Trung Cộng ra mắt kế hoạch mới để vượt qua Hoa Kỳ về công nghệ

Trong cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Cộng hồi đầu tháng này (03/2021), Trung Cộng đã đề nghị các kế hoạch mới để tăng cường nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ then chốt nhằm vượt qua Hoa Kỳ và giành được vị thế thống trị toàn cầu.

Trong khi đó, các viện nghiên cứu chính sách và các nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã đề nghị các chiến lược để đáp lại mối đe dọa do các tham vọng công nghệ của Trung Cộng đặt ra.

Theo Kế hoạch 5 năm (2021-2025) được xem xét hôm 05/03 tại Đại hội toàn quốc Trung Quốc hiện vẫn đang diễn ra, Trung Cộng cam kết đưa “khoa học và công nghệ trở thành trụ cột chiến lược cho sự phát triển của quốc gia” nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nước khác trong các công nghệ chủ đạo.

Tài liệu đó đã vạch ra bảy lĩnh vực khoa học và công nghệ được coi là thiết yếu đối với “an ninh quốc gia và sự phát triển tổng thể,” theo cổng thông tin Sina của Trung Quốc. Các lĩnh vực này bao gồm: 1) trí tuệ nhân tạo (AI); 2) thông tin lượng tử; 3) mạch tích hợp hoặc chất bán dẫn; 4) khoa học thần kinh; 5) nghiên cứu bộ gen và công nghệ sinh học; 6) y học lâm sàng và sức khỏe; 7) nghiên cứu về trái đất và không gian.

Bắc Kinh cũng có kế hoạch thành lập các phòng thí nghiệm quốc gia và tăng cường các dự án học thuật để phát triển và hỗ trợ một số trong những công nghệ này. “Các loại vaccine mới” và “an ninh sinh học” là một trong những trọng tâm nghiên cứu chính. “Nhận diện giọng nói” cũng được liệt kê là một trong những mục tiêu phát triển.

Trung Cộng sẽ tăng ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các công nghệ then chốt.

Hôm 05/03, tại lễ khai mạc “lưỡng hội,” cuộc họp thường niên quan trọng nhất của Trung Cộng, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng mức chi tiêu của chính quyền này cho hoạt động nghiên cứu và phát triển năm nay sẽ tăng 10.6%, và hiện kế hoạch hành động 10 năm đang được soạn thảo, theo tin tức từ cổng thông tin Trung Quốc Sohu.

Ông Lý cũng nói rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi các quy định và chính sách để hỗ trợ dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp, tăng các khoản vay ngân hàng, và mở rộng các ưu đãi thuế để khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển, báo cáo tin tức nói trên cho biết.

Liên quan đến Kế hoạch 5 năm, ông Lý cho biết Trung Cộng sẽ tăng chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn 7% mỗi năm từ năm 2021 đến năm 2025, mưu cầu đạt được “những bước đột phá lớn” về công nghệ, Sohu đưa tin.

Trung Cộng vượt qua Hoa Kỳ về công nghệ
Một người đàn ông gõ bàn phím máy tính ở Warsaw, Ba Lan vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Úc, New Zealand, Canada và Vương quốc Anh đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về một nhóm thay mặt Bộ An ninh Nhà nước Trung Cộng (MSS) đang đánh cắp tài sản trí tuệ thương mại trong một chiến dịch tấn công toàn cầu độc hại, được biết đến rộng rãi với tên gọi Cloud Hopper, kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2018. (Ảnh Kacper Pempel / Reuters)

Mối đe dọa từ Trung Quốc

Ông Alex Capri, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói với Tạp chí Phố Wall trong một cuộc phỏng vấn hôm 07/03 rằng đằng sau cuộc chiến công nghệ Hoa Kỳ-Trung Quốc là một trận chiến “an ninh quốc gia.”

“Việc dẫn đầu trong lĩnh vực AI và điện toán cho phép Trung Cộng gặt hái được những lợi ích khổng lồ trong chiến tranh hỗn hợp và thu thập thông tin tình báo,” ông nói.

Ông Capri cũng tuyên bố rằng các công nghệ tiên tiến khác sẽ cho phép Trung Cộng mở rộng năng lực quân sự tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đóng vai trò dẫn đầu trong hoạt động quân sự hóa không gian, thương mại điện tử, và tiền kỹ thuật số.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã đang thức tỉnh trước mối đe dọa từ tham vọng của Trung Cộng trong việc giành được vị trí thống trị toàn cầu thông qua công nghệ. Chính phủ TT Trump đã áp đặt các lệnh cấm và các lệnh trừng phạt đối với việc xuất cảng công nghệ và các sản phẩm sang Trung Quốc, bao gồm cả vi mạch bán dẫn (chip), để ngăn chế độ này ăn cắp tài sản trí tuệ.

Trung Cộng vượt qua Hoa Kỳ về công nghệ
TT Hoa Kỳ Donald Trump (đương thời) ký các sắc lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc tại Phòng Tiếp tân Ngoại giao của Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 22/03/2018. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

Chống lại các tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Năm ngoái (2020), các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật lưỡng đảng, mang tên Đạo luật Biên giới Vô tận, dự định sẽ cung cấp 100 tỷ USD để xây dựng lại Quỹ Khoa học Quốc gia với mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ then chốt.

“Dự luật này sẽ cung cấp nguồn vốn và cách tiếp cận rõ ràng, tập trung và bền vững mà Hoa Kỳ cần khẩn cấp để đáp ứng thách thức đặt ra do năng lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc,” ông Rafael Reif, chủ tịch Viện Công nghệ Massachusetts đồng thời là một trong những chuyên gia mà Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) đã tham vấn trong khi soạn thảo dự luật này, theo một bài báo của Sciencemag.

Dự luật này chỉ ra rằng “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ đang bị xói mòn và bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, một số trong các đối thủ này đang ăn cắp tài sản trí tuệ và những bí mật thương mại.”

Theo một bài báo bình luận ​​của ông John R. Allen, chủ tịch Viện Brookings đồng thời là tướng bốn sao đã nghỉ hưu của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, “Cạnh tranh công nghệ là cốt lõi của cạnh tranh quyền lực lớn và cạnh tranh về ý thức hệ trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa. …Và với việc Hoa Kỳ cùng các đồng minh dân chủ của mình đang tìm cách vượt lên các chế độ độc tài như các chế độ ở Bắc Kinh và Moscow, thì cải tiến công nghệ sẽ là một yếu tố then chốt quyết định đến sức mạnh và khả năng phục hồi không ngừng của trật tự tự do quốc tế.”

Để dẫn dắt thế giới dân chủ ứng phó với những thách thức của Trung Cộng trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tướng Allen kêu gọi Hoa Kỳ thiết lập một chiến lược toàn diện.

“Chìa khóa để bất kỳ liên minh nào có thể theo đuổi một chiến lược công nghệ ấy là nhất quán trên mọi lớp của ‘ngăn xếp công nghệ’ hiện đại, hay một bộ đầy đủ các công nghệ tương trợ lẫn nhau,” ông Allen tuyên bố trong bài báo đăng trên The Hill hôm 01/03.

Chiến lược “ngăn xếp công nghệ” mà ông Allen đề cập đến có bốn lớp—sản xuất, cơ sở hạ tầng, ứng dụng, và niềm tin.

Ông Allen chỉ ra rằng mặc dù Trung Quốc thống trị trong lĩnh vực sản xuất hầu hết các thiết bị điện tử trên thế giới-các thiết bị mà nằm ở lớp thấp nhất trong ngăn xếp nói trên, nhưng họ không thể thiết kế và sản xuất các chip tiên tiến cần thiết cho công nghệ tiên tiến và phụ thuộc nhiều vào việc nhập cảng từ Đài Loan và phương tây. Ông gợi ý rằng, “Bất kỳ chiến lược dân chủ chống lại Trung Quốc nào nên tận dụng lợi thế này.”

công ty sản xuất chip đài loan
Một con chip của Công ty Sản xuất Vật liệu bán dẫn Đài Loan (TSMC) tại Hội nghị Chất bán dẫn Thế giới năm 2020 ở Nam Kinh, Giang Tô, một tỉnh thuộc ven biển Trung Quốc hôm 26/08/2020 (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Về cơ sở hạ tầng, ông Allen nói, “Các nước dân chủ trong lịch sử đã nắm giữ một lợi thế rõ ràng.” Ông nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc thu hút công ty viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi quốc tế, và gợi ý rằng, “Trong thập kỷ tới, các quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông thế hệ tiếp theo sẽ cần phải hợp tác cùng nhau để bảo đảm rằng phần cứng của Trung Quốc không trở thành lớp cơ sở hạ tầng mặc định. Đây là vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế.”

Về mặt ứng dụng, ông Allen cho biết, “Các công ty Hoa Kỳ thống trị tầng này, riêng Facebook và Instagram chiếm giữ hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới.” Tuy nhiên, ông đã cảnh báo về mối đe dọa từ công ty truyền thông mạng xã hội Trung Quốc TikTok. Sau đó, ông gợi ý rằng để giành chiến thắng trong cuộc chiến thu hút người dùng này, “các nền tảng có trụ sở tại Hoa Kỳ sẽ cần phải tuân thủ các mô hình quản trị mạnh mẽ và hấp dẫn để giành được sự tin tưởng.”

Để có được sự tin tưởng, ông Allen nhấn mạnh, “Các nền dân chủ trên khắp thế giới phải tìm cách chống lại việc Trung Cộng thúc ép các tiêu chuẩn bằng cách ủng hộ các tiêu chuẩn mà bảo vệ quyền tự do cá nhân và các lợi ích dân chủ.”

Ông Allen nhấn mạnh rằng “chính phủ TT Biden có một cơ hội duy nhất để khôi phục lại vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ thông qua một cam kết rõ ràng về nhân quyền, chủ nghĩa đa phương và hơn thế nữa, cũng như một chính sách nhất quán về Trung Quốc nhằm tập hợp cộng đồng dân chủ toàn cầu thành một ‘tập thể cạnh tranh’ để vượt lên trên Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh quyết định này của thế kỷ 21: các công nghệ mới nổi.”

EPOCH TIMES

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất