55.8 F
San Jose
Sunday, September 24, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Trung Quốc: Lây nhiễm tập thể tại Bệnh viện Trịnh Châu, dịch bệnh nghiêm trọng hơn báo cáo

Vừa mới trải qua thảm họa lũ lụt “nghìn năm có một”, vào ngày 30/7 Trịnh Châu tiếp tục hứng chịu đợt dịch bệnh nghiêm trọng và xảy ra lây nhiễm tập thể trong bệnh viện. Chỉ trong vòng một ngày, Trịnh Châu đã có thêm một khu vực nguy cơ cao, 6 khu vực nguy cơ trung bình và yêu cầu tất cả những người liên quan phải kiểm tra acid nucleic. Người dân địa phương nghi ngờ dịch bệnh có thể đã xuất hiện trước khi lũ lụt xảy ra và nghiêm trọng hơn so với thông báo của chính quyền.

Ngày 31/7, thành phố Trịnh Châu đã tổ chức cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ông Vương Tùng Cường, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trịnh Châu, cho biết vào ngày 30/7 có một người địa phương mắc bệnh ở bệnh viện Nhân dân số 6 Trịnh Châu. Một ngày sau, vào ngày 31/7, số ca mắc đã tăng lên rất nhiều. Tính đến 18:00 ngày 31, có 28 ca mắc đã được báo cáo.

Ông Vương cũng cho biết, dịch bệnh lần này chủ yếu xảy ra bên trong bệnh viện và những người bị ảnh hưởng bao gồm nhân viên vệ sinh và nhân viên y tế. Điều này cho thấy tình trạng lây lan xảy ra ở từng cụm khu vực.

Dịch bệnh có trước lũ lụt?

Từ 17h ngày 30/7 đến 18h ngày 31/7, chỉ trong vòng một ngày đã có số ca mắc tăng đột biến. Ông Lý, người Trịnh Châu nghi ngờ dịch bệnh có thể đã có từ trước khi lũ lụt xảy ra, còn bây giờ là đột nhiên bùng phát. “Tin tức nói dịch bệnh ở Bệnh viện Nhân dân số 6 đã mất kiểm soát, rất nhiều người bị lây nhiễm. Cơ quan chức năng nói rằng ngày mười mấy tháng 7 đã có bệnh nhân không triệu chứng đi lại các nơi ngoài đường, lúc đó chưa xảy ra lũ lụt. Nhưng vì lũ lụt nghiêm trọng, nên họ không có thời gian để ý, cuối cùng là được cái này mất cái kia, mọi thứ chẳng đâu vào đâu.”

Ông Lý nói với Epoch Times rằng, “Bây giờ Trịnh Châu đang trùng tổ sau thảm họa, lũ lụt vừa mới giảm thì dịch bệnh đột ngột xuất hiện.” Ông còn chia sẻ, ông thấy trong nhóm trò chuyện, mọi người nghi ngờ bàn tán về thông báo của cơ quan chức năng, bệnh nhân không triệu chứng kia căn bản là không có đi đâu cả. “Điều này rất kỳ lạ, không đi đâu cả thì làm sao lây nhiễm cho người khác được? Dù sao, tôi thấy lần này rất nghiêm trọng, giờ đã có nhiều khu vực bị phong toả rồi.”

Kể từ ngày 31/7, dịch bệnh ở cộng đồng dân cư Xuân Huy tại phố Kinh Quảng, quận Nhị Thất, thành phố Trịnh Châu đã được điều chỉnh thành khu vực có nguy cơ cao. Những nơi được điều chỉnh thành khu vực có nguy cơ trung bình gồm: Cộng đồng dân cư Nghiễm Hưng Khiết Vân phố Kinh Quảng, cộng đồng Hải Dự phố Trường Giang, Bệnh viện số 36 đường Trương Ngụy Trại, phố Trường Giang. Tất cả những khu vực có nguy cơ cao và trung bình đều được phong tỏa quản lý. Từ ngày 1/8, tất cả những người liên quan đều được yêu cầu xét nghiệm acid nucleic.

Cơ quan chức năng xóa chi tiết hành trình di chuyển của ca mắc đầu tiên ở Trịnh Châu, nghi vấn trùng trùng

Vào ngày 30/7, cơ quan chức năng Trịnh Châu đã công bố ca mắc đầu tiên, không lâu sau lại thông báo hành trình di chuyển của 5 ca mắc mới. Có người trên Weibo nói rằng, hành trình di chuyển này có điểm đáng ngờ, bệnh nhân đầu tiên họ Chu, bệnh nhân thứ hai họ Triệu đều là các chuỗi lây lan độc lập và không hề liên quan gì đến Bệnh viện nhân dân số 6. “Họ có thực là không hề liên quan đến nhau không, hay là giữa họ còn có người lây nhiễm khác chưa điều tra ra? Điều này vô cùng quan trọng.”

Có người còn đăng một “thông báo khẩn cấp” nhưng đã bị gỡ xuống vào ngày 30. “Thông báo” đã ghi lại hành trình di chuyển của bệnh nhân đầu tiên. Nội dung thông báo khác biệt rất nhiều so với hành trình di chuyển mà Ban Tuyên giáo Thành phố Trịnh Châu phát hành trên Weibo lúc 06:23 ngày 31/7.

Sự khác biệt lớn nhất giữa “thông báo” và “thông tri” là, “thông tri” ghi lại chi tiết hơn hành trình di chuyển của bệnh nhân Chu. Trong đó, thời gian bắt đầu từ trước ngày 10/7. Hành trình di chuyển đã ghi chép lại chi tiết khu vực và con đường di chuyển của bệnh nhân Chu. Thậm chí “thông tri” còn ghi cụ thể là tên đường, trên địa điểm đi lại. Trong khi “Thông báo” không ghi khu vực hoạt động, tên con đường, mà chỉ nói là đến nơi nào ăn uống, mua sắm và khám bệnh.

Ngoài ra, “thông báo” cho biết, lúc 8 giờ ngày 16/7 bệnh nhân Chu đã đến khoa sản của Bệnh viện số 1 Trịnh Châu, lúc 14:09 lại đến bệnh viện để nhận kết quả kiểm rồi về nhà, từ hôm đó đến ngày 21/7, cô không hề ra khỏi nhà. Nhưng trong “thông tri” lại nói, sau 16:09 ngày 16/7, tức là sau khi rời Bệnh viện số 1 Trịnh Châu, cho đến ngày 22, bệnh nhân Chu luôn có mặt ở phía tây của giao lộ của đường giữa Hàn Hải và đường Kinh Quảng, phía tây bắc của cộng động dân cư  Phùng Trang, đường Kinh Quảng, quận Nhị Thất.

Cư dân mạng đặt câu hỏi tại sao “thông báo” của cơ quan chức năng phải che giấu lộ trình di chuyển của bệnh nhân Chu từ ngày 17 đến ngày 21.

Có người còn cho biết, “thông báo” nói địa chỉ cư trú của cô Chu là cộng đồng dân cư Nghiễm Hưng Khiết Vân, số 14 đường Hoa Trung, quận Nhị Thất. Trong khi “thông tri” lại cho thấy cô Chu từ vùng khác đến địa phương khám bệnh và không nói cô cụ thể sống ở đâu.

Ngoài ra, theo Bản đồ khu vực quản lý phòng chống và kiểm soát dịch bệnh thành phố Trịnh Châu do Trịnh Châu phát hành, Bệnh viện số 6 của thành phố Trịnh Châu nằm trong vùng phong tỏa. Những nơi mà cô Châu thường xuyên xuất hiện đều nằm trong khu vực kiểm soát phong toả, bao gồm các khu vực phía đông đường Kinh Quảng, phía tây đường Bích Vân, phía nam đường Hàng Hải và phía bắc đường Trường Giang ở quận Nhị Thất.

Cách chức hai quan chức, người dân Trịnh Châu nghi ngờ: tình hình thực tế rất nghiêm trọng

Lây nhiễm tại Bệnh viện Trịnh Châu
Khu phòng chống và kiểm soát dịch và Khu vực phong tỏa ở Trịnh Châu. (Ảnh: Internet)

Chiều ngày 31/7, Thành ủy Trịnh Châu quyết định cách chức hai quan chức là Bí thư kiêm Giám đốc Ủy ban Y tế Thành phố Trịnh Châu và Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Số 6 Trịnh Châu.

Ông Lý nói rằng, nói chung báo chí nhà nước sẽ không đưa các tin nghiêm trọng, nhưng “nếu không nghiêm trọng thì đã không cách chức giám đốc Uỷ ban Y tế. Điều này cho thấy tình hình rõ ràng rất nghiêm trọng chứ không phải ở mức độ bình thường. Họ phải tìm người gánh trách nhiệm, tìm người thế tội, rồi phong tỏa vài nơi. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, sự việc lần này nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì họ báo cáo”.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng nhắc nhở rằng kể từ ngày 16/7, tất cả những ai từng đến bệnh viện số 6 để điều trị, thăm khám, nằm viện phải đến cơ sở gần nhất để xét nghiệm acid nucleic. Trước khi nhận được kết quả xét nghiệm, họ nên tự cách ly ở nhà và không ra ngoài nếu trừ trường hợp cần thiết.

EPOCH TIMES NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất