55.7 F
San Jose
Friday, September 22, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Trung Quốc siết cửa khẩu, doanh nghiệp Việt lo mất hàng ngàn tỷ đồng

LẠNG SƠN, Việt Nam (NV) – Hơn 6,000 xe container chở rau củ quả tươi đang kẹt cứng ở các cửa khẩu phía Bắc giáp Trung Quốc, gây tổn thất của các doanh nghiệp Việt Nam hàng ngàn tỷ đồng.

“Mất trắng” là cách ông Nguyễn Minh Phương, giám đốc công ty MTP Safari kiêm phó chủ tịch Hiệp Hội Thanh Long tỉnh Long An, miêu tả về những lô hàng trái cây cuối năm xuất sang Trung Quốc.

blank
Hằng ngày các tài xế cũng phải mở thùng lạnh để kiểm tra hàng vì lo sợ sẽ hư hỏng khi mắc kẹt ở cửa khẩu Trung Quốc. (Hình: Thạch Thảo/Zing)

Nói vơi báo Zing, ông Phương cho biết thanh long, xoài và mít của công ty ông mất ba ngày để đi từ Long An ra Lạng Sơn, thông thường thời gian thông quan và vào chợ biên giới thêm 7 đến 10 ngày nữa.

Những lần kẹt cửa khẩu trước đây, các xe container chỉ cần chờ khoảng 10 đến 15 ngày là thông quan được. Còn bây giờ, có những xe đã xuất phát từ cuối Tháng Mười Một nhưng vẫn chưa thể vào bãi, chưa nói đến sang xe hay vào đến chợ bên Trung Quốc.

“Tình trạng ùn tắc ngày càng kéo dài, những xe container chạy sớm trước 25 Tháng Mười Một đã sang được Trung Quốc, còn lại tôi phải thu hồi. Xoài và mít coi như mất trắng, còn thanh long thì tôi mới cho xe quay đầu về Hà Nội bán, bán được nhiêu hay bấy nhiêu để lấy lại cước xe, chứ tiền hàng thì chịu thua,” ông Phương nói.

Với các doanh nghiệp xuất cảng trái cây như MPT Safari, dịp cuối năm, Tết Nguyên Đán là cơ hội mang về doanh thu lớn. Đặc biệt, sau một năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, các doanh nghiệp lại càng kỳ vọng nhiều hơn vào cao điểm tiêu thụ này.

“Nhưng đợt này doanh nghiệp thua, mất trắng, mất Tết. Dịch thế này bế tắc quá,” ông Phương ngao ngán nói.

Nói với báo Zing, ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam, cho hay ước tính trị giá hàng hóa trên mỗi xe container khoảng từ 500 triệu đến 600 triệu đồng ($21,778 tới $26,134). Số ít hàng hóa nếu có thể bán lại trong thị trường nội địa cũng chỉ thu hồi được từ 10% đến 20% giá trị. Do đó, với hơn 6,000 xe đang mắc kẹt, tổng giá trị hàng hóa tổn thất hơn 3,000 tỷ đồng ($130.67 triệu).

Chưa kể, những mặt hàng đang xuất cảng nhiều sang Trung Quốc trong thời gian này là mít, xoài, thanh long đến từ các tỉnh miền Tây, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… nên chi phí vận chuyển từ vườn đến cửa khẩu đã mất từ 80 triệu đến 100 triệu đồng ($3,483 tới $4,354)/xe.

“Cứ mỗi ngày mắc kẹt, doanh nghiệp lại mất thêm khoảng 1.5 triệu đồng ($65)/xe cho các chi phí bến bãi, tiền xăng dầu để duy trì nhiệt độ bảo quản trái cây, chi phí ăn uống cho tài xế…,” ông Nguyên nói thêm.

Trả lời báo đài vì sao không xuất cảng sang các nước khác, mà phải là Trung Quốc, theo ông Phương và ông Nguyên, trái cây, nông sản xuất cảng theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn để xuất cảng sang các thị trường quốc tế khác. Do đó, giải pháp duy nhất là tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, sau nhiều ngày mắc kẹt ở cửa khẩu, giá trị hàng hóa đã sụt giảm, không thể đem bán với mức giá như mong muốn.

Hiện trong lúc này, doanh nghiệp cần chủ động thu hẹp quy mô sản xuất, bởi tình trạng này được dự báo sẽ còn kéo dài.

blank
Hàng ngàn xe container nằm chôn chân tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Thạch Thảo/Zing)

“Chỉ khi Trung Quốc thay đổi chính sách ‘sống chung với COVID-19,’ thì mới chấm dứt được tình trạng này. Chứ như hiện tại thì cứ phát hiện một ca F0 là kiếm cớ đóng cửa biên giới,” ông Đặng Phúc Nguyên nhận định.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập cảng lớn của Việt Nam. Tình trạng phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc đang là thách thức đối với nông sản Việt.

NGUOIVIET ONLINE NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất