47.4 F
San Jose
Wednesday, May 10, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Từ Thảm sát Thiên An Môn đến Pháp Luân Công, Bắc Kinh giấu tội như thế nào?

Những ngày gần đây, công chúng và giới truyền thông toàn thế giới một lần nữa nhìn lại vụ thảm sát kinh hoàng trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ. 

Rạng sáng ngày 4/6, hàng trăm ngàn binh lính Trung Quốc đã tiến vào Quảng trường Thiên An Môn để đàn áp cuộc biểu tình vì dân chủ của sinh viên và trí thức.

Quân đội nã súng vào những người biểu tình tay không tấc sắt, nghiền nát họ bằng xe tăng, thu gom xác bằng xe ủi và phóng hỏa phi tang. Hơn 10.000 người đã thiệt mạng trong đêm đẫm máu đó, theo ước tính của Khối Xô viết và tình báo Anh, Mỹ.

Sự kiện gây chấn động thế giới và khiến các nhà quan sát phương Tây tưởng chừng sẽ phá vỡ mọi giới hạn chịu đựng của người dân, đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền vào tình thế nguy hiểm.

Tuy nhiên, trái với mọi dự đoán, ĐCSTQ vẫn dễ dàng che giấu bàn tay vấy máu, rũ bỏ mọi trách nhiệm và tiếp tục củng cố quyền lực của mình.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất ĐCSTQ có thể tắm máu người dân nhưng vẫn an nhiên tự tại.

blank
Báo chí phương Tây đưa tin về vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989 (Ảnh chụp màn hình)

Giết người theo chu kỳ 10 năm

Theo lời ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada – ứng viên giải Nobel Hòa bình, cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại đàn áp một nhóm người.

“Tôi nghĩ chủ yếu là để gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng”, ông Kilgour phát biểu tại diễn đàn TEDxMünchen 2015.

Ông cho biết, trong giai đoạn từ năm 1950-1989, ĐCSTQ đã tiến hành tới 3 chiến dịch đàn áp: Chiến dịch Đại Nhảy Vọt đã làm khoảng 40 triệu người chết đói; cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra từ năm 1966 đến 1976 giết thêm 2 triệu người nữa; và thảm sát Thiên An Môn 1989 đã khiến hơn 10.000 người dân vô tội chết oan.

Và đúng 10 năm sau sự kiện Thiên An Môn, một cuộc thảm sát mới đã bắt đầu và tiếp diễn đến ngày nay. Nạn nhân có thể bị tra tấn đến chết hoặc bị giết để lấy nội tạng, chỉ vì họ tập luyện môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia: Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp.

“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

blank
Người dân thế giới tự do tập Pháp Luân Công, trong khi các học viên tại Trung Quốc trở thành nạn nhân tiếp theo của hoạt động đàn áp theo chu kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: Minh Huệ)

Tháng 6 năm 2016, truyền thông quốc tế “dậy sóng” khi các nhà điều tra quốc tế công bố báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc điều hành mạng lưới giết hại và mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở đại lục.

Tuy nhiên, cũng như mọi cuộc đàn áp trong quá khứ, ít người biết đến sự thật và vai trò của ĐCSTQ trong cuộc thảm sát thời hiện đại này.

Vì sao ĐCSTQ lại có thể che giấu tội ác hết lần này đến lần khác?

Một điểm chung cho mọi cuộc đàn áp của ĐCSTQ là chúng đều đi kèm với chiến dịch tuyên truyền vu khống, hăm dọa để người dân phục tùng vì khiếp sợ, và kiểm duyệt thông tin.

Tuyên truyền vu khống

Những gì ĐCSTQ đã làm trong các vụ thảm sát là che giấu và dối trá về những gì đã xảy ra, theo nhà sử học Jonathan Mirsky, cũng là một nhân chứng trong sự kiện Lục Tứ (4/6/1989).

Ông nói với đài truyền hình NTD: “Những gì ĐCSTQ đã làm trong vụ Thiên An Môn, cũng như mọi hành động bạo lực của họ bắt đầu vào năm 1949 chống lại địa chủ, sau đó là phong trào chống cánh hữu vào cuối những năm 1950, kế đến là nạn đói năm 59-61, sau đó là Cách mạng Văn hóa, họ đều che giấu và dối trá về những gì đã xảy ra. Đó cũng là điều họ đang làm với Thiên An Môn”.

blank
Những sinh viên trẻ tay không tấc sắt bị chính quyền Trung Quốc vu khống là những tên tội phạm giết hại cảnh sát và binh lính (Ảnh: Edgar Bauer/dpa/picture-alliance/Newscom)

Ông Mirsky cho biết, sau vụ thảm sát Lục Tứ, ĐCSTQ tuyên truyền rằng những người biểu tình ở Thiên An Môn là những tên tội phạm, những kẻ phản cách mạng tấn công và giết hại nhiều cảnh sát và binh sỹ.

“Vì vậy, nếu có phát súng nào thì đó hoàn toàn là để bảo vệ người dân bị tấn công bởi các phần tử phản cách mạng. Đó là lời nói dối trắng trợn!”, ông Mirsky cho biết.

Theo ông David Matas, luật sư nhân quyền – ứng viên giải Nobel Hòa bình, ĐCSTQ luôn dựng lên những kẻ thù như vậy, nhưng họ không chỉ dán nhãn cho ai hay nhóm nào đó là kẻ thù, mà còn phát động những chiến dịch tuyên truyền.

Ông cũng cho biết ĐCSTQ áp dụng chính thủ đoạn này để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Họ bôi nhọ, chà đạp nhân phẩm, và cô lập những người này, khiến ít người thực sự nhận biết được điều gì đang diễn ra. Họ sẽ nói: ‘Pháp Luân Công là kẻ thù. Học viên Pháp Luân Công không phải là người, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì đối với họ’”.

Từ khiếp sợ đến phục tùng

Những giá trị đạo đức và niềm tin về nhân quả báo ứng của người Trung Quốc đã bị chôn vùi qua các cuộc vận động chính trị liên miên. Thay vào đó là nỗi sợ hãi, sự phục tùng và cố ý làm ngơ trước cái ác.

Cô Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 và 2016, mô tả nỗi sợ này tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Ngày nay, khi tôi nói chuyện với thế hệ cha tôi, tôi vẫn cảm nhận được nỗi sợ, nỗi ám ảnh mà họ đã trải qua”.

Cô cho biết: “Cách mạng Văn hóa là thảm kịch lớn trong lịch sử Trung Quốc. ĐCSTQ muốn phá hoại văn hóa truyền thống. Cái mà họ hủy hoại là bản tính con người, vốn là yếu tố tạo nên xã hội, là nền tảng của xã hội chúng ta… lòng tốt giữa người với người”.

blank
Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đốt phá tượng Phật trong thời Cách mạng Văn hóa (Ảnh: Pinterest)

Cô Lin nói: “Thế hệ của cha tôi lớn lên trong thời Cách mạng Văn hóa, họ chứng kiến cảnh người thân, bạn bè bị đem ra sỉ nhục giữa nơi công cộng. Cái cảnh ấy luôn tồn tại trong ký ức của họ, vì thế, người Trung Quốc đành phải học cách cúi đầu và dối lòng mình”.

Kiểm duyệt thông tin

Bên cạnh đó là hoạt động kiểm duyệt internet gắt gao nhằm đảm bảo người dân không biết đến thông tin bên ngoài những lời tuyên truyền.

Là người sinh ra và lớn lên trong suốt 13 năm đầu đời ở Trung Quốc, Hoa hậu Anastasia Lin cũng một thời không biết gì ngoài những lời tuyên truyền của ĐCSTQ.

Mãi đến khi sang Canada, cô mới được biết những sự thật kinh hoàng về vụ thảm sát Thiên An Môn, cũng như hành vi đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

“Khi biết được những điều này, tôi mới nhận ra mình đã bị lừa mị cả cuộc đời”, cô Lin chia sẻ tại Diễn đàn Tự do Oslo.

blank
Sau khi rời Trung Quốc tới Canada, cô Anastasia Lin mới biến đến sự thật về vụ Thảm sát Thiên An Môn và cuộc đàn áp Pháp Luân Công (Ảnh: Oslo Freedom Forum)

Tẩy não toàn dân

Toàn bộ những thủ đoạn trên của ĐCSTQ đã có tác dụng tẩy não toàn dân về mọi tội ác mà chính quyền đã gây ra trong suốt quá trình lịch sử.

Nhà báo Louisa Lim gọi Trung Quốc là “Cộng hòa Nhân dân Lãng quên”, khi người dân chủ động xóa nhòa ký ức về vụ thảm sát Thiên An Môn mà chính quyền muốn tẩy não.

“Họ đồng loạt chọn cách im lặng, người ta làm thế vì cảm thấy rằng họ phải trả giá rất đắt nếu ghi nhớ sự kiện ngày 4/6”, cô Lim nói.

Trùm phát xít Hitler từng tuyên bố: “Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”.

Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng triệt để lý thuyết này và đã thành công trong các cuộc thảm sát nhân dân. Kết quả là nhiều người tin theo những lời tuyên truyền, nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí không nhận thức được tội ác đang diễn ra.

Tương tự như Đức Quốc Xã tuyên truyền bôi nhọ người Do Thái để lấy cớ cho cuộc diệt chủng thời Thế chiến thứ II, ĐCSTQ đang áp dụng chiến thuật nói dối để biện minh cho diệt chủng thời hiện đại đối với các học viên Pháp Luân Công.

Ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (2004-2014): “Pháp Luân Công với chính quyền Trung Quốc ngày nay cũng tương tự như người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã trong Thế chiến. Chúng ta đều cần phải lưu tâm đến việc này, và có cái nhìn mới về Trung Quốc”.

Mưu tính bức hại toàn cầu

Hoạt động tàn sát của ĐCSTQ sẽ tiếp tục diễn ra và mở rộng ra phạm vi toàn cầu, theo nhận định của luật sư nhân quyền David Matas.

Ông cho biết tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Cầm quyền là một nhóm giết người hàng loạt. Đó là lịch sử của ĐCSTQ – lịch sử giết người hàng loạt trong khi kẻ giết người vẫn tại vị, nên nó cứ tiếp diễn, trừ phi có hành động để chấm dứt sự việc này”.

Ông cảnh báo về mưu đồ của ĐCSTQ trong việc mở rộng quyền lực trên khắp thế giới: “Một trong những cách nó thay đổi là mở rộng ra toàn cầu, mưu tính bức hại trên toàn cầu. Ý tôi là có rất nhiều chế độ khủng bố, nhưng Trung Quốc là một dạng đặc biệt ở chỗ sự bức hại của nó lan đến mọi nơi”.

Đã đến lúc người dân thế giới cần nhận ra rằng đây không chỉ là vấn đề của người Trung Quốc ở Trung Quốc, mà là vấn đề toàn cầu, liên quan đến người dân thuộc mọi sắc tộc, mọi quốc gia, theo ông John Nania, Tổng biên tập của America Daily Media, Inc, Hoa Kỳ.

DKN

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất