62.2 F
San Jose
Tuesday, September 26, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Ủy ban 1776 phản đối tài trợ việc ‘giảng dạy phân biệt chủng tộc’

Một ủy ban dưới thời ông Trump có nhiệm vụ chống lại “những tường thuật sai lệch về [lịch sử] thành lập Hoa Kỳ” đã thúc giục chính phủ ông Biden từ bỏ đề xuất tài trợ cho các chương trình lịch sử và công dân nhằm quảng bá thuyết sắc tộc trọng yếu hoặc các chương trình giảng dạy liên quan “dưới cái tên gây hiểu lầm là ‘chống phân biệt chủng tộc.’”

Ủy ban 1776 phản đối phân biệt chủng tộc
Cựu Tổng thống Donald Trump cầm một sắc lệnh mà ông đã ký tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 26/06/2020 để thành lập Ủy ban Cố vấn 1776 gồm 20 người thuộc Bộ Giáo dục nhằm thúc đẩy “giáo dục lòng yêu nước.” Ủy ban này đã bị Tổng thống Joe Biden bãi bỏ vào ngày 20/01/2021. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

Cái gọi là “Ủy ban 1776,” được thành lập vào những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trước khi bị Tổng thống Joe Biden chính thức giải tán khi lên nhậm chức, tổ chức này đã tiếp tục hoạt động của mình với tư cách phi chính phủ. Nhóm này đã gặp nhau vào hôm thứ Hai (24/05) tại khuôn viên của Trường Cao đẳng Hillsdale ở Hoa Thịnh Đốn để thảo luận về các chương trình giáo dục công dân, đồng thời đưa ra một tuyên bố chỉ trích việc chính phủ ông Biden đề xướng luật nhằm cấp các khoản tài trợ cho các dự án giáo dục trong trường học mà nêu bật những ý tưởng được gọi là “chống phân biệt chủng tộc”, chẳng hạn như “Dự án 1619.”

“Chúng tôi lo ngại rằng luật được đề xuất của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ vốn định rõ quyền ưu tiên cho các chương trình Giáo dục Lịch sử và Giáo dục Công dân Hoa Kỳ, cho dù là Thuyết Sắc tộc Trọng yếu hay dưới cái tên gây hiểu lầm là ‘chống phân biệt chủng tộc,’ thực chất là khuyến khích và tìm cách chuyển trợ cấp liên bang cho việc giảng dạy về phân biệt chủng tộc trong hệ thống trường tiểu học và trung học của Hoa Kỳ,” nhóm này viết.

“Cần phải rút lại luật được đề xướng này, và từng tiểu bang cần phải phản đối bất kỳ phương pháp sư phạm nào mà dựa trên chủng tộc như vậy trong chương trình giảng dạy của mình, đặc biệt nếu chương trình đó do chính phủ liên bang áp đặt,” nhóm này nói thêm.

Trong luật được đề nghị trên, được công bố hôm 19/04, Bộ Giáo dục đã đề ra các tiêu chí ưu tiên mới cho khoản tài trợ Giáo dục Công dân và Lịch sử Hoa Kỳ trị giá 5.3 triệu USD, cũng như các tài liệu mẫu cho các nhà giáo dục hệ 12 sử dụng. Cụ thể, bộ này đã trích dẫn “Dự án 1619,” và “tư tưởng chống phân biệt chủng tộc” của nhà lý luận thuyết sắc tộc trọng yếu Ibram X. Kendi như những ví dụ hàng đầu về loại nội dung mà họ muốn sử dụng tiền đóng thuế để quảng bá trong các lớp học lịch sử và công dân trên toàn quốc.

Đề xướng của chính phủ ông Biden, được bình luận công khai cho đến ngày 19/05, ca ngợi “sự thừa nhận ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc đề cập cả đến hậu quả của chế độ nô lệ và những đóng góp đáng kể của Người Mỹ Da Màu đối với xã hội chúng ta,” trong chương trình giảng dạy và học tập lịch sử của đất nước chúng ta, nhưng cũng nói rõ rằng một “sự thừa nhận” như vậy sẽ được “phản ánh […] trong “Dự án 1619” mang tính bước ngoặt của New York Times và trong những ý tưởng “chống phân biệt chủng tộc” của ông Kendi. Đề xướng này trích lời ông Kendi, lưu ý rằng “các ý tưởng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cho rằng các chính sách phân biệt chủng tộc là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng chủng tộc,” về cơ bản là lập luận gây tranh cãi gay gắt rằng những chênh lệch về kết quả giữa các nhóm chủng tộc khác nhau có thể được quy về một biến số duy nhất – đó là các chính sách phân biệt chủng tộc.

Ủy ban 1776 phản đối phân biệt chủng tộc
Tổng thống Joe Biden diễn thuyết từ Thính phòng Tòa án phía Nam tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 12/05/2021. (Ảnh: Oliver Contreras/Sipa USA)

“Dự án 1619,” được ra mắt trong một số báo đặc biệt của Tạp chí The New York Times, luôn cố gắng coi việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương là yếu tố chính dẫn đến sự thành lập Hoa Kỳ thay vì những lý tưởng như tự do cá nhân và quyền tự nhiên. Sáng kiến này đã được các nhà sử học và khoa học chính trị tán thành rộng rãi, và một số nhà phê bình đã gọi đó là một nỗ lực nhằm viết lại lịch sử Hoa Kỳ qua lăng kính cánh tả.

Cuộc họp của Ủy ban 1776 do ông Larry Arnn, chủ tịch của Trường Cao đẳng Hillsdale, chủ trì, ông đã nói trong một tuyên bố: “Lịch sử là hoàn chỉnh và không thể thay đổi. Những tranh cãi về lịch sử này chỉ có thể được giải quyết bằng cách nhìn vào thực tế. Để giúp những người trẻ tuổi biết lịch sử này là công việc của ủy ban, và tầm quan trọng của ủy ban này không hề suy giảm kể từ ngày thành lập.”

Ông Matthew Spalding, giám đốc điều hành của Ủy ban 1776, nói với Washington Examiner trong một cuộc phỏng vấn trước cuộc họp của nhóm rằng ủy ban không muốn thanh minh cho lịch sử phân biệt chủng tộc của quốc gia, mà hơn hết là tìm cách nhấn mạnh rằng bình đẳng chủng tộc là các nguyên tắc nền tảng của Hoa Kỳ, như được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập, cụ thể là “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

“Khi chúng ta bắt đầu phân chia mọi người theo nhóm, theo bản sắc xã hội, và đặc biệt là theo những đặc điểm liên quan đến chủng tộc, và chúng ta bắt đầu tạo ra những kiểu phân chia đó, thì tất cả người Mỹ sẽ rất căng thẳng,” ông Spalding nói với tờ báo này. “Đó là một bước xa rời khỏi nền tảng lịch sử của các quyền công dân ở Hoa Kỳ, vốn cho rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng.”

“Những tranh cãi hiện tại về chính trị bản sắc và thuyết sắc tộc trọng yếu … biểu hiện như thể chỉ là phản ứng đơn thuần trước những ý kiến đối với đánh giá hiện tại của họ về xã hội Hoa Kỳ, nhưng lại phản ứng bằng cách áp đặt nguyên tắc của họ rằng chúng ta nên nhìn nhận mọi người dựa trên màu da của người ta, khiến chúng tôi hiểu rằng đó là một sự phủ nhận căn bản ý tưởng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng,” ông Spalding nói. “Và đó là một vấn đề của chính trị. Đó là một vấn đề về mặt trí tuệ và lịch sử.”

Cuộc họp của ủy ban này diễn ra khi các đảng viên Cộng Hòa trên toàn quốc đang cố gắng ngăn cản việc giảng dạy thuyết sắc tộc trọng yếu và các ý tưởng liên quan trong các lớp học trên cả nước.

Những người ủng hộ thuyết sắc tộc trọng yếu đã lập luận rằng cần phải chứng minh những gì họ mà nói là “phân biệt chủng tộc có hệ thống sâu xa” và cần tạo điều kiện để nhổ tận gốc nó.

Các nhà phê bình đã nhận thấy nguồn gốc của thuyết sắc tộc trọng yếu trong chủ nghĩa Marx, và cho rằng thuyết này ủng hộ việc phá hủy các thể chế, chẳng hạn như hệ thống tư pháp phương Tây, nền kinh tế thị trường tự do và các tôn giáo chính thống, đòi hỏi chúng phải được thay thế bằng các thể chế tuân theo hệ tư tưởng của thuyết sắc tộc trọng yếu này.

EPOCH TIMES NEWS 

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất