
Trong nhiều thập niên qua, các giá trị truyền thống đã chịu sự tấn công một cách thô bạo của chủ nghĩa hiện đại. Những giá trị này luôn bị chế giễu là ‘lỗi thời’ vì người ta cho rằng nó mâu thuẫn với sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, ngày nay con người đã dần nhận thức ra được những giá trị to lớn mà văn hóa truyền thống đem lại trong cuộc sống…
Rất nhiều người trong chúng ta đã nhận ra rằng: việc chối bỏ và quay lưng với văn hoá cổ xưa mà các vị Thần đã đặc định cho con người chính là đang tự huỷ hoại bản thân mình và huỷ hoại sự sống của toàn nhân loại.
Văn hoá truyền thống và những giá trị cao đẹp!
Để hiểu được những giá trị cao đẹp mà văn hóa truyền thống [VHTT] mang lại cho con người thì trước tiên chúng ta phải hiểu biết và nắm chắc được ý nghĩa của nó. Nói một cách dễ hiểu: VHTT là những phong tục tập quán, các nghi thức, hoặc các hành vi mà xã hội tuân thủ trong suốt một thời gian dài… Những giá trị đạo đức truyền thống thường nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong xã hội, song hành với đó là các chuẩn mực đạo đức chi phối chúng. Các giới luật đạo đức như: tôn trọng người lớn tuổi, hiếu thuận với cha mẹ, vợ chồng phải thuỷ chung, khi giáo dục con cái thì cha mẹ phải là tấm gương tốt, để con cái noi theo,v.v…
Nói một cách khác, VHTT là gốc rễ của nguồn tư tưởng, đạo đức lối sống cao đẹp của nhân loại. Nó được truyền thừa từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Đi ngược với VHTT là chủ nghĩa hiện đại, nó thường phô trương sức mạnh cá nhân, bác bỏ các giá trị truyền thống. Bởi vì, nó cho rằng những giá trị truyền thống là hủ lậu, là mê tín và không khả dụng trong đời sống xã hội ngày nay. Trên thực tế, đó chỉ là những suy nghĩ thiển cận của những kẻ theo “chủ nghĩa vô Thần”. Bởi lẽ, những giá trị cao đẹp mà người xưa để lại không bao giờ là lỗi thời vì nó hoàn toàn phù hợp với tư duy của con người, phù hợp với quy luật của tạo hoá của vũ trụ. Ví như: nhu cầu tìm bạn đời, sinh sống ổn định, nhu cầu được đối xử công bình, và được sự tôn trọng từ người khác… Người xưa thường nói: ‘Quốc có quốc pháp, gia có gia phong’. Vì thế, việc phá huỷ các giá trị truyền thống, không chỉ làm mất đi nền tảng giáo dục con cái của một gia đình, mà còn làm xáo trộn trật tự xã hội.
Nhà khoa học viễn tưởng, người Canada gốc Mỹ – David Kingsbury nói rằng: “Truyền thống là một tập hợp các giải pháp. Vậy mà chúng ta đã quên đi các vấn đề, vứt bỏ giải pháp, và bạn sẽ nhận lại được vấn đề. Đôi khi vấn đề đã đột biến, hoặc biến mất… thường thì nó vẫn ở đó, mạnh mẽ như ngày nào, và không có ví dụ nào tốt hơn về điều này ngoài khái niệm gia đình”.

Cách nay khoảng hơn một thế kỷ trở về trước, thì hầu như các trẻ em đều được lớn lên trong những gia đình có cả cha và mẹ chăm sóc, dạy dỗ… Ngày nay, có rất nhiều trẻ em lớn lên từ vòng tay của những bà mẹ độc thân mà thiếu vắng đi tình thương của cha. Thông thường những gia đình có hoàn cảnh như vậy đều rất khó khăn về tài chính, và thiếu sự giáo dục theo kiểu ‘gia phong truyền thống’. Theo thống kê, những trẻ em lớn lên thiếu vắng tình thương của người cha, hoặc mẹ thường có xu hướng nổi loạn, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Nhà kinh tế học người Mỹ – Thomas Sowell chỉ ra rằng: vào những năm 1960, thì hầu hết những trẻ em da màu lớn lên trong các gia đình có cả cha và mẹ. Nhưng nhiều năm gần đây, sau khi chính phủ đưa ra ý tưởng về hệ thống phúc lợi, thì đa số trẻ em da màu lớn lên trong những hoàn cảnh gia đình chỉ có cha, hoặc mẹ độc thân.
kết quả của việc bài xích văn hoá truyền thống, cũng được thể hiện ở các lĩnh vực kinh doanh. Tại đất nước Trung cộng, chính phủ xây dựng các hệ thống phân cấp quyền lực nghiêm ngặt và dùng bạo lực để cai trị nhân dân. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong xã hội. Hơn nữa, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh doanh nhưng lỏng lẻo là lỗ hổng gây nên tình trạng tham nhũng tràn lan. Các công ty vi phạm luật hành chính: trốn thuế, buôn lậu… tất cả đều có thể dễ dàng thoát tội nhờ dùng tiền để hối lộ các quan chức cấp cao, hoặc dùng quyền lực cá nhân để che đậy.
Ngược lại, ở các quốc gia tự do như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Đức. Đó đều là những đất nước có nền tảng văn hóa truyền thống rất lâu đời, họ coi trọng giá trị đạo đức truyền thống: coi trọng uy tín, luôn quan tâm và tôn trọng người khác. Trong kinh doanh, khi các công ty có những hành vi vi phạm đến những thoả thuận giữa các bên, thì sẽ không thể tránh khỏi bị truy tố. Họ xây dựng các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty sản xuất đối với người tiêu dùng. Đây chính là lý do vì sao các quốc gia kể trên đã thành công trong việc phát triển các thương hiệu có uy tín và nổi tiếng trên khắp thế giới. Trong khi các công ty ở Trung cộng lại luôn bị coi là quốc gia chuyên sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chính họ tự đẩy mình vào tốp thiếu uy tín, thiếu trách nhiệm trong kinh doanh và được coi là bị tụt hậu về ‘đạo lý kinh doanh’ so với các nước bạn.
Truyền thống và dịch bệnh ‘Viêm phổi Vũ Hán’ (Covid 19)
Sự bùng nổ của dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán trong thời gian gần đây đã trở thành một tiếng chuông cảnh tỉnh toàn nhân loại quay trở về với giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống. Tiếng chuông khơi dậy phần thiện lương tiềm ẩn trong mỗi sinh mệnh con người đang ngủ quên trong tiềm thức. Đạo lý ‘thương người như thể thương thân’, truyền thống văn hoá ‘tương thân tương ái’ đã thắp sáng lên ngọn lửa tình thương. Người người cùng sưởi ấm cho nhau bằng sự sẻ chia ‘bánh mì và hoa hồng’. Có thể nói rằng, thiện lương chính là một liều thuốc hữu hiệu nhất giúp nhân loại tránh được kiếp nạn huỷ diệt.

Chúng ta hãy thử làm một phép so sánh giữa một quốc gia biết tôn trọng và gìn giữ những giá trị cốt lõi của văn hoá truyền thống với một quốc gia luôn luôn tìm cách đạp đổ văn hoá truyền thống. Chúng ta hãy xem nguồn cơn của dịch bệnh Covid 19 phát ra từ đâu? Không hề ngẫu nhiên mà virut Covid 19 lại mang tên khai sinh là “Viêm phổi Vũ Hán”. Trên thế giới có trên 200 quốc gia, vậy tại sao dịch bệnh lại dội lên đầu những người dân Trung Hoa? Người xưa thường nói: ‘Thiên tri – Địa tri – Nhân tri’ (Trời biết – Đất biết – Người biết). Khi con người làm điều ác thì không thể che đậy, vì ‘cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra’.
Người Trung Hoa xưa rất coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống. Họ kính trời, kính Thần – Vua được gọi là Thiên tử (Con Trời). Vậy cũng nói: ‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’. Trong ba yếu tố đó thì ‘Nhân hoà’ được người xưa xem là trọng yếu nhất. Một khi tâm bất chính thì nhân bất hoà, ấy cũng là do người mất đi lòng kính Trời, tín Thần. Khi đó họ dám làm đủ mọi điều ác, như: mạ lỵ Thần, Phật, cấm đoán người tu, bức hại người tu Đạo,v.v… đó chính là nguồn cơn, mà trời giáng họa cho con người vậy.
Từ khi ‘Đại cách mạng văn hoá’ bùng nổ, chính quyền Trung cộng đã không ngần ngại thẳng tay phá hoại văn hoá truyền thống cho đến tận ngày nay. Lý của họ là: ‘Đấu với trời, đấu với đất’, ‘bàn tay ta làm nên tất cả’… Và hãy xem họ làm gì khi dịch bệnh bùng phát? Họ tìm cách che đậy ngay từ khi ca nhiễm ‘Viêm phổi Vũ Hán’ đầu tiên được phát hiện. Cho tới khi mất sự kiểm soát trong tầm tay, và thậm chí ‘cái kim trong bọc đã lòi ra’ thì chính quyền Trung cộng vẫn tìm mọi cách để che đậy, bưng bít thông tin không cho người dân được biết. Mặt khác, trên trường quốc tế Trung Cộng bắt đầu ‘gắp lửa bỏ tay người’, dối trá lừa bịp, muốn phủi tay để lấp liếm tội ác do chính mình gây ra. Đúng là, ‘vừa ăn cướp vừa la làng’! Xác chết chồng như núi, dân khóc khô dòng lệ trong khi chính phủ ngồi rung đùi đếm tiền lời được thu về từ việc buôn bán thiết bị y tế. Họ nhẫn tâm đẩy chính con dân của mình xuống tử huyệt – “Kẻ đếm tiền, người đếm xác”.
Đối lập với Trung cộng, Đài Loan là quốc gia công khai đưa tin về tình hình dịch bệnh Covid 19 trên các kênh truyền thông, đồng thời khuyến cáo nhân dân chủ động các biện pháp phòng ngừa. Chính phủ không ngần ngại ‘chơi bài ngửa’ để giúp cho nhân dân tránh được tai hoạ. Bên cạnh đó, chính phủ Đài Loan đã hết sức quan tâm và dành những điều kiện chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân nghi nhiễm, hoặc đã nhiễm Covid Vũ Hán. Kết quả là, Đài Loan được xếp vào tốp những quốc gia có số ca bị nhiễm virus Viêm phổi Vũ Hán ít nhất trên thế giới – mặc dù họ rất gần Trung cộng về mặt địa lý.
Mới hay rằng: ranh giới ngăn cách giữa sự sống và cái chết mong manh ở một niềm tin! Bởi lẽ, niềm tin chính là một thứ văn hoá mà Thần đã đặc định cho con người.
Thái Bảo – Ngọc Châu
Theo Vision Times