Từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, các bức tranh khảm vàng ở mặt tiền của Vương cung Thánh đường St. Mark (St. Mark’s Basilica) tại Venice tỏa sáng lung linh muôn vẻ. Ánh nắng thay đổi không ngừng mang lại hiệu ứng tráng lệ vô tận cho các bức tranh mô tả về hoạt động tôn giáo.
Các bức tranh khảm được thực hiện đầu tiên vào năm 1071, và dần được hoàn thiện trong tám thế kỷ để trang trí khoảng 9500 thước vuông từ trong ra ngoài của đại thánh đường, phản ánh sự pha trộn giữa thiết kế Ý và Byzantine nguyên bản.
Bên cạnh tranh khảm, phần lớn đại thánh đường được trang trí bằng vàng, nhiều đến mức từ thế kỷ 11 trở đi, nó được biết đến với tên gọi “Chiesa d’Oro” hay “Nhà Thờ Vàng”.
Trải qua tám thế kỷ, các nghệ nhân khảm đã tạo ra các bức họa bao phủ khoảng 7950 m2 bên trong và bên ngoài nhà thờ. (Ảnh: Viacheslav Lopatin/Shutterstock)Mặt bằng của Vương cung thánh đường với hình thánh giá Hy Lạp, một cây thánh giá bao gồm các các đường dọc và ngang có chiều dài bằng nhau. (Ảnh: Mo Wu/Shutterstock)Một chi tiết của Pala d’Oro (bàn thờ) lưu giữ các thánh tích của Thánh Mark. Giữa thế kỷ 10 và 12, người Venice đã ủy thác cho các nghệ nhân ở Constantinople để tạo ra Pala d’Oro được trang trí công phu với hơn 250 loại men. (Ảnh: Andrea Izzotti/Shutterstock)Quảng trường St. Mark với Vương cung thánh đường St. Mark, bên phải là St. Mark’s Campanile (tháp chuông). (Ảnh: Paolo Gallo/Shutterstock)