62.8 F
San Jose
Tuesday, September 26, 2023
printing-new3-728-1
Vidan_Radio_728
previous arrow
next arrow

Ý kiến: Các cách phá Đài Loan mà không bị mang tiếng ‘phát động chiến tranh’ của Trung Quốc

blank
Các cách phá Đài Loan mà không bị mang tiếng phát động chiến tranh của Trung Quốc (ảnh: Youtube/DKN.TV).

Tờ Deutshe Welle bản tiếng Trung có bài viết chỉ ra các cách phá Đài Loan mà không bị mang tiếng phát động chiến tranh của Trung Quốc.

Tờ “Thượng Báo” của Đài Loan đã đăng một bài báo với tựa đề: “Khoảng cách giữa Đài Loan và chiến tranh: Mọi trường hợp phải được chuẩn bị”. Tác giả J. Michael Cole cho rằng Trung Quốc rất dễ phát động các chiến dịch “vùng xám” và chiến tranh hỗn hợp vì nhiều lý do khác nhau.

Theo phân tích lý thuyết về hành vi phi lý trí, Trung Quốc sẽ tuyển mộ các nhóm thân Trung Quốc ở Đài Loan, tiếp thu các lực lượng vũ trang và triển khai các “nghiên cứu sinh” trên khắp Đài Loan để thực hiện các nhiệm vụ thay mặt Trung Quốc, bao gồm các hoạt động phá hoại, ám sát hoặc khủng bố.

Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Đài Loan mà không cần sử dụng tới quân đội và thậm chí có thể ngang nhiên phủ định sự hoài nghi của thế giới bên ngoài về việc tấn công Đài Loan, bởi lẽ chiến dịch này của TQ là chiến dịch ngầm, nhằm phá hoại từ trong xã hội Đài Loan phá ra. 

Tác giả bài viết tin rằng chiến lược tương tự cũng có thể được áp dụng cho căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, do đó, việc tập trung quá mức vào phản ứng quân sự truyền thống của Quân đội Trung Quốc sẽ khiến Đài Loan khó nhận ra những mối đe dọa mới.

Ngày nay, hệ thống quốc phòng, cảnh sát và tình báo của Đài Loan vẫn chưa cho thấy sự hiểu biết đầy đủ về sự tàn phá của cuộc chiến hỗn hợp của Trung Quốc, chưa kể đến khả năng phải đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau do Trung Quốc phát động.

Tờ “Apple Daily” của Hồng Kông đã đăng một bài báo với tựa đề “Ngoại giao mù quáng còn tàn nhẫn hơn chiến binh sói”. Tác giả tin rằng một loạt bài đăng trên web với tiêu đề xoay quanh việc “chịu thua” của nước khác là một trong những phương pháp của ĐCSTQ nhằm tuyên truyền các thành tựu ngoại giao trong những năm gần đây.

Các bài viết như: “Rốt cuộc cũng chịu thua, Anh thay đổi 180 độ thái độ với Trung Quốc”, hay “Canada chủ động chịu thua cuộc trước Trung Quốc, không thể chọc giận quốc gia”, “Thụy Điển chịu thua, dỡ bỏ lệnh cấm của Huawei”, “Nhật Bản chịu thua, ngoại trưởng làm rõ sự hiểu lầm với Trung Quốc” và các báo cáo khác tung ra bình luận, đúng sai lẫn lộn, kích thích sự mù quáng tin theo ĐCSTQ.

Năm ngoái, Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đã ra một tuyên bố nói rằng bốn thành viên dân chủ của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã vi phạm cam kết của Hồng Kông về việc được hưởng quyền tự chủ và tự do ngôn luận ở mức độ cao. Tác giả tin rằng những lời chỉ trích rằng chính sách ngoại giao mù quáng đã khiến ĐCSTQ tôn thờ cách mạng bạo lực cũng là một biểu hiện của sự thô lỗ của chính sách ngoại giao của ĐCSTQ.

Chính sách ngoại giao hợp lý của Chu Ân Lai và việc Đặng Tiểu Bình giữ thái độ khiêm tốn đã trở thành quá khứ xa xôi. Ông Tập Cận Bình cũng nói rằng người dân Trung Quốc “không muốn bị làm phiền” và “một khi dân Trung Quốc thấy bị làm phiền, thì sẽ không dễ đối phó”. Khẩu hiệu này đã được một số phương tiện truyền thông và cư dân mạng sử dụng đi sử dụng lại. 

Nhưng liệu nước Úc có mềm lòng, có thể ngăn cản Liên minh Ngũ Nhãn và G7, và liệu nước này có thể vượt qua lý thuyết quan hệ quốc tế 300 năm của phương Tây một lần nữa không? Liệu giấc mơ Trung Quốc sẽ thành hiện thực hay ảo mộng Trung Quốc sẽ thành hiện thực?

DKN NEWS

Tin Liên Quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết Nối Mạng Xã Hội

22,044Thành viênThích
8Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

Tin Mới Nhất